Quyền nuôi con sau ly hôn

Giành quyền nuôi con sau ly hônĐể Quý khách có khái niệm cơ bản về quyền nuôi con sau ly hôn, Luật Bình Tâm sơ lược những nội dung chính dưới đây.

 Về nguyên tắc, việc ai là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có thể được các bên đương sự (vợ, chồng) tự thỏa thuận với nhau và được tòa án ghi nhận trong bản án. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng (mức cấp dưỡng tùy theo điều kiện kinh tế hoặc theo thỏa thuận) để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng đến khi trưởng thành.

 Tuy nhiên, nếu hai người (vợ, chồng) không thể thoả thuận được với nhau thì toà án sẽ có quyền phán xét, giao quyền nuôi con cho một bên vợ hoặc chồng. Quyết định của tòa án căn cứ vào việc đảm bảo tốt nhất quyền lợi về mọi mặt của con. Các quyền lợi đó có thể là: điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, môi trường sống, nguyện vọng của con…

Chính vì vậy, có thể thấy người nào có điều kiện tốt hơn về tài sản, thu nhập, công việc … thì sẽ có lợi thế hơn trong việc giành quyền nuôi con. Về tiêu chí này, thường thì người cha (chồng) có lợi thế hơn.

Tuy nhiên, người mẹ (vợ) lại thường có lợi thế hơn về mặt tình cảm, đạo đức, phương pháp nuôi dạy con cái. Chính vì vậy, trong các vụ án ly hôn, người vợ thường chỉ ra những “thói hư tật xấu” của người chồng như ham vui rượu bia, quá gia trưởng, vũ phu đối với vợ con hoặc không đôn đốc chuyện học hành của con cái… để có ưu thế trong “cuộc chiến” giành quyền nuôi con.

Ở các nước ta, với qui định nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên, đủ để nhận thức để lựa chọn việc ở với bố hay mẹ thì toà án sẽ hỏi ý kiến, nguyện vọng của con, cũng là một lợi thế cho người mẹ, vì người mẹ dễ gần gũi, thân thiện hơn với con cái. Ngoài ra, nếu con dưới 3 tuổi thì, về nguyên tắc, tòa sẽ giao cho người mẹ nuôi dưỡng, ngoại trừ trường hợp người mẹ không muốn nuôi con.

Tuy vậy, trên thực tế không phải bậc cha mẹ nào cũng muốn nuôi con khi ly hôn. Trong không ít trường hợp người chồng quan niệm nuôi con là gánh nặng và thường né tránh chuyện nuôi con khi ly hôn.

Một điều nữa cũng cần lưu ý là tuy giành được quyền nuôi con khi ly hôn, nhưng trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc con, nếu người cha người mẹ không hoàn thành trách nhiệm của mình thì người kia có quyền nộp đơn yêu cầu thay đổi người nuôi con.

Luật hôn nhân gia đình qui định trong tất cả các trường hợp, sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con vẫn có quyền thăm nom con, có thể theo định kỳ hoặc thường xuyên theo thoả thuận của hai bên và không ai được cản trở quyền này. Nếu người không nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người đang trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu toà án hạn chế quyền thăm nom con của người kia.

Tóm lại, việc giao cho ai là người có quyền nuôi con phải căn cứ vào quyền lợi và tương lai của chính người con. Tuy nhiên, khi vợ chồng ly hôn có tranh chấp quyền nuôi con thì vụ việc thường trở nên khá phức tạp, trong một số trường hợp tranh chấp vô cùng quyết liệt. Chính vì vậy, nhiều khách hàng đã nhờ cậy đến sự giúp đỡ của Luật sư, kết quả là họ được toại nguyện, tránh tranh chấp quyền nuôi con kéo dài…


 Dịch vụ luật sư

  & Zalo 091 321 8707

  luatbinhtam@gmail.com

Liên kết hữu ích: Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật

Call Now Button