Đòi sổ đỏ bị chiếm giữ

Đòi sổ đỏ bị chiếm giữ bằng cách nào là chủ đề được nhiều bạn hỏi nhờ Luật sư tư vấn. Có nhiều lý do mà chủ sử dụng đất bị người khác chiếm giữ sổ đỏ phát sinh từ quan hệ vay mượn tiền thế chấp sổ đỏ, quan hệ về thừa kế đất đai, quan hệ giao dịch dân sự khác… Trường hợp vì mục đích phi pháp mà người chiếm giữ sổ đỏ cố tình không trả dẫn đến người sử dụng đất không thể thực hiện quyền của mình là chuyển nhượng, cho tặng, thế chấp, thừa kế… thì làm như thế nào? Luật sư xin tư vấn cụ thể như sau:

Đòi sổ đỏ bị chiếm giữ
Làm thế nào đòi sổ đỏ bị chiếm giữ

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người sử dụng đất bị mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) được đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại. Như vậy, để đòi sổ đỏ bị chiếm giữ bạn chỉ có một cách báo mất sổ đỏ để xin cấp lại sổ đỏ.

Để đòi sổ đỏ bị chiếm giữ bạn phải khai báo với UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất về việc bị mất Sổ đỏ.

Sau khi tiếp nhận khai báo của hộ gia đình, cá nhân thì UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm niêm yết thông báo mất sổ đỏ tại trụ sở.

Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo, hộ gia đình, cá nhân bị mất sổ đỏ nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại.

Sẽ có hai trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1, sau 30 ngày niêm yết không ai có ý kiến gì thì bạn nộp hồ sơ xin cấp lại sổ đỏ.

Hồ sơ xin cấp lại sổ đỏ gồm:

– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;

– Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân; giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, người có quyền sử dụng đất nộp hồ sơ theo các cách sau:

Cách 1: Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có nhà đất.

Cách 2: Trường hợp không nộp tại UBND xã:

– Nếu địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại Bộ phận một cửa cấp huyện.

– Nếu địa phương chưa tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đối với địa phương chưa có Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Theo quy định, thời gian cấp lại Sổ đỏ không quá 10 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.

Trường hợp 2: Có người xác nhận đang chiếm giữ sổ đỏ thì sẽ xác định được lý do việc chiếm giữ. Căn cứ vào lý do chiếm giữ sổ đỏ xác định được quan hệ pháp luật tranh chấp, theo đó để đòi lại sổ đỏ bị chiếm giữ, bên bị chiếm giữ sổ đỏ có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Tòa án giải quyết tranh chấp sẽ tuyên buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ, trong đó bên chiếm giữ sổ đỏ phải giao lại sổ đỏ cho chủ sở hữu.

Khi bản án có hiệu lực pháp luật có nội dung buộc bên chiếm giữ sổ đỏ phải trả lại cho chủ sở hữu, nếu không tự nguyện thi hành thì sẽ được cơ quan thi hành án giải quyết. Trường hợp sổ đỏ không thể thu hồi được nhưng có thể cấp lại thì Chấp hành viên yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra quyết định hủy sổ đỏ đó và cấp sổ đỏ mới cho người được thi hành án.

Lưu ý: 

Theo quy định của pháp luật hiện hành,  bạn khởi kiện với yêu cầu khởi kiện đòi lại sổ đỏ bị chiếm giữ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì Tòa án nhân dân sẽ không thụ lý vụ án.

Bởi vì, Luật tố tụng dân sự  quy định Tòa án chỉ giải quyết vụ việc theo thủ tục kiện đòi tài sản, nên đối tượng kiện đòi phải là tài sản quy định tại của Bộ luật dân sự: “Tài sản gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Theo quy định của pháp luật về đất đai, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất(sổ đỏ)  là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) không phải là tài sản.

Luật sư Huỳnh Thanh Tùng – Giám đốc Công ty Luật Bình Tâm

 

   Luật đất đai 2013

 Dịch vụ luật sư

  ĐT & Zalo 091 321 8707

 luatbinhtam@gmail.com

Call Now Button