Hậu Pháo Tập Đoàn Phúc Sơn bắn rụng các quan chức như thế nào?

Hậu Pháo Tập Đoàn Phúc Sơn đã dùng thủ đoạn ghi ghi âm ghi hình đưa nhận hối lộ để thao túng các quan chức trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Bất động sản Thăng Long và các đơn vị liên quan. Trong vụ án đã có nhiều quan chức nhận hối lộ bị khởi tố bắt tạm giam cùng Nguyễn Văn Hậu, hay còn gọi là Hậu “pháo” Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phúc Sơn và đồng phạm trong Tập đoàn Phúc Sơn.

Hậu Pháo tập đoàn Phúc Sơn bị khởi tố
Hậu Pháo Tập đoàn Phúc Sơn

Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) là ai?

Nguyễn Văn Hậu, hay còn gọi là Hậu “pháo”, (Hậu Pháo tập đoàn Phúc Sơn) sinh ra và lớn lên tại xã Tam Phúc, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Cũng giống như nhiều hộ gia đình sống gần đê Vĩnh Thịnh, gia đình Hậu kiếm sống bằng chăn, nuôi vịt. Thoát ly khỏi gia đình, Hậu làm nghề thi công đường ống nước. Sau khi tích lũy được kinh nghiệm, Hậu đã tách ra làm riêng trong lĩnh vực này.

Sau khi tách tỉnh Vĩnh Phú, Hậu chuyển về Vĩnh Phúc, kinh doanh đa ngành nghề từ san lấp mặt bằng, xây dựng công trình, bất động sản.

Công ty do Nguyễn Văn Hậu thành lập “lớn nhanh như thổi”

– Tháng 1/2004: Nguyễn Văn Hậu thành lập Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Phúc Sơn.

– Tháng 8/2009: doanh nghiệp được đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng đô thị Phúc Sơn.

– Tháng 7/2010: công ty này đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, với Cổ đông sáng lập, trong đó Nguyễn Văn Hậu góp 109,8 tỷ đồng, tương đương 84,6% vốn góp.

Năm 2014, lợi nhuận cũng chỉ đạt khoảng 100 triệu đồng. Nhưng từ  năm 2015 Phúc Sơn bất ngờ lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng lên cao gấp hơn 12 lần, từ 129,7 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng. Theo đăng ký kinh doanh thay đổi ngày 14/2/2017 của Phúc Sơn, vốn điều lệ của công ty đã tăng lên 2.000 tỷ đồng. Có giai đoạn vốn điều lệ của Tập đoàn Phúc Sơn lên đến 4.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, Nguyễn Văn Hậu còn là đại diện pháp luật của một số doanh nghiệp khác như Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc Khánh, Công ty cổ phần Đầu tư thương mại và bất động sản Thăng Long, Công ty TNHH Một thành viên khu đô thị Bàu Giang, Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng công nghiệp Phúc Sơn.

Hậu Pháo Tập đoàn Phúc Sơn đã dùng thủ đoạn ghi âm ghi hình nhận hối lộ của các quan chức để trúng thầu các dự án xây dựng hạ tầng.

Một đại biểu quốc hội đã tiết lộ Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) khi đưa hối lộ đã ghi âm ghi hình để làm bằng chứng đe dọa sẽ tố cáo để ép buộc quan chức tiếp tục thông thầu các dự án sau. Khi Hậu Pháo bị điều tra đã đưa ra những chứng cứ là file ghi âm ghi hình chứng minh việc nhận hối lộ của các quan chức. Những chứng cứ trên là Dữ liệu điên tử quy định tại Điều 99 Bộ Luật tố tụng Hình Sự 2015, là “hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử”. Hơn nữa, đó là những chứng cứ phù hợp với những lời khai khác của các bị can trong tập đoàn Phúc Sơn và các chứng cứ khác là các tài liệu hồ sơ kế toán của Tập Đoàn Phúc Sơn. Đây cũng là lý do mà việc mở rộng điều tra các quan tham được giải quyết thần tốc như vậy.

Hậu Pháo tập đoàn Phúc sơn
Hậu Pháo tập đoàn Phúc Sơn bắn rụng các quan chức

Ngày 26 tháng 2 năm 2024, Hậu Pháo bị khởi tố bắt tạm giam thì đêm ngày 7 tháng 3, người dân khu vực nhà ông Cao Khoa – nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi bị tiếng còi hú cảnh sát đánh thức và chứng kiến vị quan chức về hưu này bị bắt. Ngay hôm sau, trưa ngày 8/3 ngày Quốc tế phụ nữ thì bà bí thư Tỉnh Ủy tỉnh Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan, là ủy viên Trung ương Đảng và Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc bị đẩy lên xe thùng mà không kịp nối mi, trang điểm thêm để chào mừng ngày mùng 8/3. Cùng bị bắt với bà Lan có ông Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Cùng ngày thì ông Đặng Văn Minh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã bị bắt. Đêm 27/3, ông Lê Viết Chữ nguyên Bí Thư tỉnh ủy Quảng Ngãi cũng bị bắt.

Ngoài ra, Bộ Công an đã thu thập thêm nhiều chứng cứ, trong đó, Hậu đã dựa vào quan hệ thân quen của người có chức vụ, quyền hạn để chi phối, thậm chí là ép lãnh đạo địa phương để trục lợi. Các quan chức là lãnh đạo địa phương cấp tỉnh đã lộ mặt, vậy Hậu Pháo dựa vào người có chức vụ quyền hạn cao hơn họ để ép họ là ai? Chúng ta hay chờ xem…

Như vậy cho đến nay vụ án Hậu Pháo Tập đoàn Phúc Sơn đã có 17 bị can trong đó có 6 quan chức là các chủ tịch, bí thư tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi có cả một Ủy viên Trung ương Đảng.

Trong vụ án Hậu Pháo tập đoàn Phúc Sơn, cho đến nay có 17 bị can phạm tội

Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng: Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn; Nguyễn Thị Hằng – Phó Tổng GĐ Tập đoàn Phúc Sơn; Đỗ Thị Mai – Kế toán trưởng Tập đoàn Phúc Sơn; Hoàng Thị Tuyết Hạnh – Kế toán viên Tập đoàn Phúc Sơn; Trần Hữu Định – Giám đóc Công ty CP Đầu tư Nam Á Group; Nguyễn Hồng Sơn – Lao động tự do.

Tội nhận hối lộ: Hoàng Thị Thúy Lan – Cựu Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc, cựu Ủy viên TƯ Đảng; Lê Viết Chữ – Cựu bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi; Lê Duy Thành – Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc; Cao Khoa – Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi; Đặng Văn Minh – Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi; Phạm Hoàng Anh – Cựu Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

Tội vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng: Hà Hoàng Việ Phương – Cựu trưởng ban quản lý khu kinh tế Dung Quất; Phạm Ngọc Thủy – Cựu phó GĐ sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi; Lê Quốc Đạt – Cựu Giám đóc ban quản lý dự án Đầu tư XD công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi.

Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi: Đặng Trung Thành – Cựu chánh văn phòng huyện ủy huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long.

Luật sư Huỳnh Thanh Tùng

 Dịch vụ luật sư

  & Zalo 091 321 8707

  luatbinhtam@gmail.com

 

Call Now Button