Không hợp tác ly hôn thì phải làm sao?

Không hợp tác ly hôn của bị đơn vợ hoặc chồng đã gây khó khăn kéo dài thời gian vụ án ly hôn. Việc này làm nản lòng không ít vợ/ chồng muốn ly hôn chính đáng. Cũng gây khó khăn cho Toà án khi giải quyết vụ án ly hôn đơn phương là bị đơn cố tình trốn tránh, không có mặt theo giấy triệu tập và bỏ mặc vụ quan hệ tố tụng ly hôn tại Toà “muốn ra sao thì ra”, mặc dù vợ chồng không còn muốn sống chung, đời sống hôn nhân không hạnh phúc, không có khả năng hàn gắn hạnh phúc gia đình.

Không hợp tác ly hôn thì phải làm sao?
Không hợp tác ly hôn thì phải làm sao?

Để giải quyết tình trạng nêu trên, Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định nếu một bên vợ / chồng (đương sự) không hợp tác ly hôn là trốn tránh vắng mặt tại Tòa, Tòa án vẫn tiến hành giải quyết ly hôn đơn phương trong trường  bị đơn vắng mặt Tòa án triệu tập (hợp lệ) lần thứ 1 thì hoãn phiên toà lần 1 nhưng nếu đến lần thứ 2 mà vẫn không có mặt thì Tòa sẽ xét xử vắng mặt.

Để giúp Tòa tống đạt văn bản (triệu tập hợp lệ) cho bị đơn là bên không hợp tác ly hôn, Nguyên đơn là bên yêu cầu ly hôn cần cung cấp cho Tòa án chính xác địa chỉ nơi cư trú của bị đơn để Tòa án liên hệ được với bị đơn và tống đạt được giấy triệu tập.

Khi ly hôn mà Bị đơn không hợp tác ly hôn, cố tình vắng mặt thì Nguyên đơn cũng phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ như khi xét xử có mặt cả hai người.

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ ly hôn hoàn chỉnh:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính trong trường hợp bị mất hoặc hư hỏng thì có thể thay thế bằng bản sao trích lục);
  • Căn cước công dân của Nguyên đơn (Bản sao);
  • Giấy khai sinh của các con (Bản sao);
  • Nếu có tranh chấp tài sản chung, nợ chung bạn phải cung cấp Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (Chứng thực) hoặc giấy tờ liên quan nợ chung;
  • Nếu có tranh chấp quyền nuôi con cần có văn bản ý kiến nguyện vọng của con trên 7 tuổi muốn ở với bố hay mẹ.

Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp cho Toà án hoặc nộp bằng đường bưu điện:

Sau khi nhận được yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ xem xét đơn ly hôn, tài liệu kèm theo, sẽ thụ lý vụ án nếu hồ sơ hợp lệ. Trong thời gian sau khi nộp đơn yêu cầu Nguyên đơn lưu ý để nhận Thông báo của Toà án về việc đóng án phí cho vụ án ly hôn của bạn. Nếu bạn nhận được thông báo bạn phải đến cơ quan thi hành án để nộp tiền tạm ứng án phí, sau khi nhận biên lai thu tạm án ứng án phí bạn phải nộp ngay biên lai này cho Toà án.

Hoặc trong thời gian này bạn cũng thể nhận được Thông báo của Toà án yêu cầu bạn sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, lý do: có thể do đơn yêu cầu ly hôn của bạn gửi chưa đúng mẫu hoặc có thể bạn cung cấp tài liệu kèm theo chưa hợp lệ, chưa đầy đủ.

Bước 3: Tòa án xem xét giải quyết vụ án ly hôn đơn phương:

Khi Toà án đã ra Thông báo thụ lý vụ án nghĩa là Toà án đã chính thức xem xét giải quyết vụ án ly đơn phương của bạn, lúc này Toà án sẽ tiến hành hòa giải, công khai chứng cứ, thu thập thêm tài liệu chứng cứ nếu Toà án thấy cần thiết. Nếu bị đơn không hợp tác ly hôn, cố tình vắng mặt khi Tòa án triệu tập hợp lệ thì sẽ bị coi như vụ án là không hòa giải thành theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Sau khi hoàn thiện các thủ tục nêu trên, thu thập đầy đủ các tài liệu chứng cứ, Toà án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.

Như vậy, mặc dù bị đơn không hợp tác ly hôn, nếu Toà án xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng.

Luật sư Huỳnh Thanh Tùng

 Dịch vụ luật sư

  & Zalo 091 321 8707

  luatbinhtam@gmail.com

Call Now Button