Thuận tình ly hôn

Thuận tình ly hônLựa chọn phương cách thuận tình ly hôn để chia tay là giải pháp văn minh  khi vợ chồng không còn“…thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.” (trích dẫn Điều 19 Luật hôn nhân gia đình 2014).

Thuận tình ly hôn là gì?

Điều 55 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Theo hướng dẫn tại Mục 9, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên toà khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn;

– Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

– Sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Do đó, có thể hiểu thuận tình ly hôn là cả hai vợ chồng thống nhất chấm dứt quan hệ hôn nhân.

Tuy nhiên, khi ly hôn ngoài việc chấm dứt quan hệ hôn nhân cần giải quyết những quan hệ phát sinh từ hôn nhân là tài sản và con cái.

Theo quy định của pháp luật, trường hợp thuận tình ly hôn, vợ chồng thỏa thuận được về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con và những thỏa thuận này không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Việc công nhận những thỏa thuận dân sự hợp pháp trên là giải quyết việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án (quy định tại Khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). Để yêu cầu Tòa án giải quyết, vợ chồng cần gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc thuận tình ly hôn. Thủ tục yêu cầu quy định từ Điều 362 đến Điều 366Điều 396 Bộ luật tố tụng dân dân sự 2015.

Cũng theo quy định, trường hợp thuận tình ly hôn nhưng vợ chồng không thỏa thuận được một trong các vấn đề về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con hoặc có thỏa thuận các vấn đề trên nhưng thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội thì Tòa án sẽ mở phiên tòa xét xử để giải quyết. Việc phán xét tranh chấp trên là giải quyết vụ án dân sự thuộc thẩm của Tòa án (quy định tại Khoản 1 Điều 28 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015). Để yêu cầu Tòa án giải quyết, vợ chồng cần làm đơn khởi kiện xin ly hôn. Thủ tục khởi kiện quy định từ Điều 186 đến Điều 269 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015.

Khi còn tranh chấp chia tài sản cách nào để thuận tình ly hôn ly hôn nhanh chóng, tiết kiệm chi phí?

Thủ tục giải quyết việc dân sự đơn giản hơn, nhanh hơn giải quyết vụ án dân sự thường chỉ mất khoảng 2 tháng đến 3 tháng. Lệ phí theo quy định hiện hành là 300.000 đồng.

Trường hợp Tòa án xét xử giải quyết tranh chấp chia tài sản thì vợ chồng phải chịu thêm án phí theo giá ngạch (tỷ lệ theo giá trị tài sản).

Như vậy, mặc dù vợ chồng còn tranh chấp tài sản nhưng muốn ly hôn nhanh thì vợ chồng nên gác lại việc chia tài sản để yêu cầu tòa án công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con và không yêu cầu Tòa án chia tài sản (Tòa án giải quyết theo thủ tục việc dân sự).

Về tranh chấp tài sản, vợ chồng nên nhờ luật sư hoặc người có chuyên môn về pháp luật tư vấn giải quyết tranh chấp vì có sự hòa giải nên việc chia tài sản đúng pháp luật, hài hòa quyền lợi của vợ chồng và con. Văn bản thỏa thuận chia tài sản cần được công chứng vì nó là chứng cứ không phải chứng minh trước Tòa án nếu còn có tranh chấp phát sinh. Ngoài ra, bất động sản khi chia bắt buộc phải công chứng thì mới đăng ký tài sản riêng được. Chi phí tư vấn và công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản rẻ hơn nhiều án phí nhờ Tòa án chia.

Trường hợp vợ chồng không thể thỏa thuận chia tài sản được thì mới cần nhờ Tòa án phán xét chia tài sản sau ly hôn (theo thẩm quyền của Tòa án quy định tại Khoản 1 Điều 28 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015).

Khi còn tranh chấp quyền nuôi con cách nào để thuận tình ly hôn ly hôn nhanh chóng, tiết kiệm chi phí?

Trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn và thỏa thuận xong việc chia tài sản nhưng chưa thỏa thuận được về quyền nuôi con thì có thể tạm thỏa thuận quyền nuôi con để Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Việc tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết sau ly hôn (theo thẩm quyền của Tòa án quy định tại Khoản 3 Điều 28 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015).

Hồ sơ cần có để thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn

Hồ sơ yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn như sau:

– Đơn xin thuận tình ly hôn (cả hai vợ chồng cùng ký đơn)

  Mẫu đơn xin thuận tình ly hôn

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính). Nếu không giữ hoặc không còn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn trước đó để cấp bản sao;

– Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực). Nếu không có thì thực hiện theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác;

– Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);

– Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).

Nộp đơn xin thuận tình ly hôn ở đâu?

Vợ chồng cùng đăng ký hộ khẩu thường trú ở đâu thì nộp đơn ly hôn tại Tòa án ở đấy. (nếu hai bên không cùng hộ khẩu thì chọn một trong hai nơi). Cấp tòa án là Tòa án huyện (nếu không có cấp huyện thì cấp quận nếu không có quận thì cấp thành phố).

Dịch vụ luật sư có liên quan của Luật Bình Tâm:
  • Tư vấn việc lựa chọn Tòa án giải quyết việc ly hôn.
  • Tư vấn soạn thảo đơn và chuẩn bị hồ sơ xin ly hôn.
  • Tư vấn, tiến hành xác minh thu thập chứng cứ bảo vệ cho khách hàng khi ly hôn như lỗi của bên kia, xác định tài sản riêng, công lao đóng góp vào tài sản chung, ưu thế giành quyền nuôi con…
  • Tham gia tranh tụng tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho khách hàng.

 Dịch vụ luật sư

  & Zalo 091 321 8707

  luatbinhtam@gmail.com

Call Now Button