Quyền có lối đi

Câu hỏi về quyền có lối đi:

Thửa đất của ông Nguyễn Văn A bị vây bọc bởi các thửa đất liền kề không có lối ra đường cái lớn. Trước đây, bố mẹ ông A đã thỏa thuận với ông Nguyễn Văn B về việc ông B để cho bố mẹ ông A được sử dụng lối đi chung với diện tích là 30 m2. Nay thấy bố mẹ ông A đã qua đời, ông Nguyễn Văn B đòi rào lại lối đi chung và đòi ông A phải trả tiền thì mới cho đi. Vậy ông B có được quyền rào lại lối đi chung không? Ông A có phải trả tiền để được sử dụng lối đi chung không?

Trả lời:

Tại khoản 1 Điều 160 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.

Tại khoản 2 Điều 159 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“2. Quyền khác đối với tài sản bao gồm:

a) Quyền đối với bất động sản liền kề:

b) Quyền hưởng dụng;

c) Quyền bề mặt.”

Tại Điều 171 Luật đất đai năm 2013 quy định về quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề:

“1. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin lên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.

  1. Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 9ð của Luật này.” Tại Điều 254 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về “quyền về lối đi qua” như sau:

“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sẵn vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kể nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sẵn có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

  1. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
  2. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đên bù”.

Như vậy, quyền đối với bất động sản liền kề của thửa đất mà gia đình ông A sử dụng vẫn có hiệu lực khi bố mẹ ông A chuyển quyền sở hữu ngôi nhà và quyền sử dụng đất cho ông A qua quan hệ thừa kế. Ông Nguyễn Văn A vẫn có quyền đi qua bất động sản của ông Nguyễn Văn B. Việc trả tiền để được sử dụng lối đi chung do các bên thỏa thuận, trường hợp bố mẹ ông Nguyễn Văn A chưa đền bù cho ông Nguyễn Văn B thì việc ông Nguyễn Văn B yêu cầu ông Nguyễn Văn A phải trả tiền là có căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 254 nêu trên.

Luật sư Huỳnh Thanh Tùng

Bài viết liên quan:

 Giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ và giấy tờ về quyền sử dụng đất.

 Giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ và giấy tờ về quyền sử dụng đất.

 Những căn cứ để giải quyết tranh chấp khi không có giấy tờ đất

 Tranh chấp hành chính về lĩnh vực đất đai


 Dịch vụ luật sư

  & Zalo 091 321 8707

  luatbinhtam@gmail.com

Liên kết hữu ích: Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật Trung ương

Call Now Button