Hóa đơn điện tử

Sau đây là quy định về việc quản lý và sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ:

I. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

Nội dung

1. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử

Căn cứ Điều  4 NĐ 119/2018/NĐ-CP quy định:

  1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định 119/2018/NĐ-CP) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có sử dụng máy tính tiên thì đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

2. Việc đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, kế toán, thuế và quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

3. Dữ liệu hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử đề phục vụ công tác quản lý thuế và cung cấp Thông tin hóa đơn điện tử cho các tổ chức , cá nhân có liên quan.

4. Việc cấp mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử dựa trên Thông tin của doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh lập trên hóa đơn. Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm về tính chính xác của các Thông tin trên hóa đơn.

5. Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:

a) Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế:

b) Không bắt buộc có chữ ký số;

c) Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra Thông tin từ Công Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiên được xác định là khoản chỉ có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.

2. Các loại hóa đơn điện tử

Căn cứ Điều  4 Nghị định 119/2018/NĐ-CP. hóa đơn điện tư bao sôm các loại sau:

  1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khẩu trừ. Hóa đơn giá trị gia tăng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiên có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
  2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Hóa đơn bán hàng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
  3. Các loại hóa đơn khác, gồm: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiêu thu điện tử, phiêu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác.
3. Nội dung của hóa đơn điện tử

Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Nghị định 119/2018/NĐ-CP hóa đơn điện tử có các nội dụng sau:

a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;

b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;

c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế);

d) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng;

đ) Tổng số tiền thanh toán;

e) Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán;

g) Chữ ký số, chữ ký điện tử của người mua (nếu có);

h) Thời điểm lập hóa đơn điện tử;

¡) Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;

k) Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan (nêu có).

4. Thời điểm lập hóa đơn điện tử

Căn cứ Khoản 1, 2, 3 Điều  6 Nghị định 119/2018/NĐ-CP thời điểm hóa đơn điện tử như sau:

  1. Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiên.
  2. Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn g1ao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lân giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
5. Quy định hóa đơn điện tử hợp pháp

Hóa đơn điện tử hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiên kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:

a) Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế:

b) Không bắt buộc có chữ ký số;

c) Khoản chỉ mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra Thông tin từ Công Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.

2. Hóa đơn điện tử có các nội dung sau:

a) Yên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;

b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;

c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của ñgƯời mua (nêu người mua có mã số thuế);

d) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế g1á trị p1a tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiên thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng:

đ) Tổng số tiền  thanh toán;

e) Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán;

g) Chữ ký số, chữ ký điện tử của người mua (nếu có);

h) Thời điểm lập hóa đơn điện tử;

i) Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;

k) Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan (nếu có).

3. Thời điểm lập hóa đơn điện tử:

a) Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiên.

b) Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiên hay chưa thu được tiên.

c) Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

4. Định dạng hóa đơn điện tử: Bộ Tài chính quy định cụ thể về định dạng chuẩn dữ liệu của hóa đơn điện tử sử dụng khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

5. Hóa đơn điện tử bảo đảm tính toàn vẹn của Thông tin.

6. Hóa đơn điện tử không hợp pháp

Hóa đơn điện tử không hợp pháp là khi không đáp ứng được quy định về hóa đơn điện tử hợp pháp hoặc thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp quy định sau đây:

– Sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn điện tử khi không đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với cơ quan thuế; gửi hóa đơn điện tử khi chưa có mã của cơ quan thuế để gửi cho người mua đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; gửi hóa đơn điện tử không mã của cơ quan thuế cho người mua sau khi có Thông báo ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.

– Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn điện tử là việc lập khống hóa đơn điện tử; dùng hóa đơn điện tử của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác; lập hóa đơn điện tử phản ánh giá trị thanh toán thấp hơn thực tế phát sinh; dùng hóa đơn điện tử quay vòng khi vận chuyển  hàng hóa trong khâu lưu Thông.

7. Chuyển đổi hóa đơn điện tử thành chứng từ giấy

Căn cứ Điều 10 Nghị định 119/2018/NĐ-CP thời điểm hóa đơn điện tử như sau:

  1. Hóa đơn điện tử hợp pháp được chuyển đối thành chứng từ giấy.
  2. Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử thành chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử và chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.
  3. Hóa đơn điện tử được chuyển đổi thành chứng từ giấy thì chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi số, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về ø1ao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP.
8. Bảo quản, lưu trữ, tiêu hủy hóa đơn điện tử (HĐĐT)

Điều 11 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định:

  1. HĐĐT được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
  2. Cơ quan, tổ chức , cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ HĐĐT phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ của mình.
  3. Lưu trữ HĐĐT phải đảm bảo:

a) Tính an toàn bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ;

b) Lưu trữ đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán;

c) In được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.

4. HĐĐT đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định của pháp luật kế toán, nếu không có quy định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được tiêu hủy. Việc tiêu hủy HĐĐT không được làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các Thông điệp dữ liệu hóa đơn chưa được tiêu hủy và hoạt động bình thường của hệ thống Thông tin.

9. Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

Điều 12 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định:

  1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
  2. Doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn Thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiêm; Vụ tế: kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ Thông tin, có hệ thống phân mềm kế toán, phần mềm lập HĐĐT tử đáp ứng lập, tra cứu HĐĐT, lưu trữ dữ liệu HĐĐT theo quy định và đảm bảo việc truyền dữ liệu HĐĐT đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế (trừ trường hợp nêu tại khoản 3 Điều này và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế) khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
  3. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thì sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
  4. Hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện số sách kế toán, sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên và có doanh thu năm trước liền kề từ 03 (ba) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nôn g nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng hoặc có doanh thu năm trước liên kê từ 10 (mười) tý đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phải sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc diện bắt buộc nhưng có thực hiện số sách kế toán, có yêu cầu thì cũng được áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế theo quy định.
  5. Hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, bán lẻ thuốc tân được, bán lẻ hàng tiêu dùng, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng tại một số địa bàn có điều kiện thuận lợi thì triển khai thí điểm HĐĐTcó mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế từ năm 2018. Trên cơ sở kết quả triển khai thí điểm sẽ triển khai trên toàn quốc.
  6. Hộ, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế tại khoản 4 Điều này nhưng cân có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp HĐĐT để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp HĐĐT có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh và phải khai, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp HĐĐT theo từng lần phát sinh theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP.
  7. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc thực hiện đối với các trường hợp sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế, sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế; hướng dẫn áp dụng HĐĐT đối với các trường hợp rủi ro cao về thuế; kết nối chuyển dữ liệu điện tử từ các ngân hàng thương mại hoặc công thanh toán điện tử quốc gia với cơ quan thuế; hướng dẫn việc cấp và khai xác định nghĩa vụ thuế khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh và các nội dung khác cần thiết theo yêu cầu quản lý.
10. Cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử 

Điều 13 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định:

  1. Tổng cục Thuế cung cấp dịch vụ HĐĐT có mã của cơ quan thuế không thu tiền đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp sau:

a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;

b) Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định pháp luật và hộ, cá nhân kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản này) trong thời gian 12 tháng kế từ khi thành lập doanh nghiệp;

c) Hộ, cá nhân kinh doanh. Riêng hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu năm trước liền kề từ 03 (ba) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nôn g nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng hoặc có doanh thu năm trước liền kề từ 10 (mười) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 12N chị định 119/2018/NĐ-CP trong thời gian 12 tháng kế từ tháng áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP;

d) Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phó trực thuộc trung ương và quy định của Bộ Tài chính trừ doanh nghiệp hoạt động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao;

đ) Các trường hợp khác cần thiết để khuyến khích sử dụng HĐĐT do Bộ Tài chính quyết định.

2. Tổng cục Thuế thực hiện hoặc ủy thác cho tổ chức cung cấp dịch vụ về HĐĐT thực hiện cung cấp HĐĐT có mã của cơ quan thuế miễn phí cho các đối tượng nêu tại khoản 1 Điều này.

3. Tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT khi cung cấp dịch vụ HĐĐT được thu tiền dịch vụ theo thỏa thuận tại Hợp đồng ký giữa tổ chức cung cấp dịch vụ và bên nhận dịch vụ là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

II. QUY ĐỊNH CHI TIẾT QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
Mục 1. Quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
1. Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử  có mã của cơ quan thuế

Điều  14 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định:

  1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều 12 Nghị định này truy cập vào Công Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế đề đăng ký sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế.

Nội dung Thông tin đăng ký theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi Thông báo theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế qua Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trong thời gian 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký sử dụng HĐĐT của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh.

3. Kế từ thời điểm sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện hủy những hóa đơn giấy còn tồn chưa sử dụng (nếu có) theo quy định.

4. Trường hợp có thay đổi Thông tin đã đăng ký sử dụng HĐĐT tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện thay đổi Thông tin và gửi lại cơ quan thuế theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

5. Cơ quan thuế tiến hành rà soát doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế không thu tiền và gửi Thông báo theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này nếu thuộc đối tượng chuyển sang sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế Thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ về HĐĐT theo quy định tại Nghị định 119/2015/NĐ-CP.

2. Ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế

Điều 15 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định:

  1. Cơ quan thuế ngừng cấp mã HĐĐT trong các trường hợp sau:

a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

b) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và Thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;

c) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh Thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh;

d) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có Thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng HĐĐT để thực hiện Cưỡng chế nợ thuế;

đ) Trường hợp khác theo quy định của Bộ Tài chính.

2. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh nêu tại khoản 1 Điều này được tiếp tục sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế sau khi Thông báo với cơ quan thuế về việc tiếp tục kinh doanh hoặc được cơ quan thuế khôi phục mã số thuế, được bãi bỏ quyết định cưỡng chế nợ thuế.

3. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh tạm ngừng kinh doanh cần có HĐĐT giao cho người mua để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế có Thông báo tạm ngừng kinh doanh có văn bản Thông báo với cơ quan thuế được tiếp tục sử dụng HĐĐT

4. Bộ Tài chính hướng dẫn chỉ tiết Điều này.

3. Lập, cấp mã và gửi hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế

Điều 16 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định:

  1. Lập HĐĐT có mã của cơ quan thuế

a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng nêu tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 119/2018/NĐ-CP nếu truy cập Công Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để lập hóa đơn thì sử dụng tài khoản đã được cấp khi đăng ký để thực hiện:

– Lập hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

– Ký số, ký điện tử trên các hóa đơn đã lập và gửi hóa đơn để cơ quan thuế cấp mã.

b) Trường hợp sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế Thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức  khác, hộ, cá nhân kinh doanh truy cập vào trang Thông tin điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT hoặc sử dụng phân mềm HĐĐT của đơn vị đề thực hiện:

– Lập hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

– Ký số, ký điện tử trên các hóa đơn đã lập và gửi hóa đơn qua tổ chức  cung cấp dịch vụ HĐĐT để cơ quan thuế cấp mã.

2. Cấp mã hóa đơn

a) Hóa đơn được cơ quan thuế cập mã phải đảm bảo:

– Đúng Thông tin đăng ký theo quy định tại Điều 14 Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

– Đúng định dạng về HĐĐT theo quy định tại Điều 8N phị định 119/2018/NĐ-CP.

– Đầy đủ nội dung về HĐĐT theo quy định tại Điều 6 Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

– Không thuộc trường hợp ngừng sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế theo quy định tại khoản l1 Điều 15 Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

b) Hệ thống cấp mã hóa đơn của Tổng cục Thuế tự động thực hiện cấp mã hóa đơn và gửi trả kết quả cấp mã hóa đơn cho người gửi.

3. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có trách nhiệm gửi HĐĐT đã được cập mã của cơ quan thuế cho người mua. Phương thức gửi và nhận hóa đơn được thực hiện theo thỏa thuận giữa người bán và người mua.

4. Xử lý hóa đơn có sai sót sau khi cấp mã

Điều  17 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định:

  1. Trường hợp HĐĐT có mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có phát hiện sai sót thì người bán thực hiện Thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP về việc hủy HĐĐT có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn HĐĐT mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua.
  2. Trường hợp HĐĐT có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua có phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót hoặc Thông báo về việc hóa đơn có sai sót (nêu sai sót thuộc trách nhiệm của người bán) và người bán thực hiện Thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP về việc hủy HĐĐT có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn HĐĐT mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua.
  3. Trường hợp cơ quan thuế phát hiện sai sót hóa đơn đã được cấp mã thì cơ quan thuế Thông báo cho người bán theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP để người bán kiểm tra sai sót. Trong thời gian 2 ngày kể từ ngày nhận được Thông báo của cơ quan thuế, người bán thực hiện Thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP về việc hủy HĐĐT có mã đã lập có sai sót và lập HĐĐT mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã HĐĐT mới thay thế HĐĐT đã lập để gửi cho người mua.
5. Trách nhiệm của người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế

Điều 18 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định:

  1. Quản lý tên và mật khẩu của các tài khoản đã được cơ quan thuế cấp.
  2. Tạo lập HĐĐT về bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ để gửi đến cơ quan thuế cấp mã và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của HĐĐT.
  3. Gửi HĐĐT có mã của cơ quan thuế đến người mua ngay sau khi nhận được HĐĐT có mã của cơ quan thuế.
  4. Lưu trữ và bảo đảm tính toàn vẹn của toàn bộ HĐĐT; thực hiện các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh hệ thống dữ liệu điện tử.
  5. Chấp hành sự thanh tra, kiêm tra, đối chiếu của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
6. Xử lý sự cố

Điều 19 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định:

  1. Trường hợp người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế nhưng gặp sự cố dẫn đến không sử dụng được HĐĐT có mã của cơ quan thuế thì Thông báo với cơ quan thuế để hỗ trợ xử lý sự cố. Trong thời gian xử lý sự cố người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có yêu cầu sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế thì đến cơ quan thuế để sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế.

2. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc xử lý sự cố trong trường hợp do lỗi hệ thống cấp mã của cơ quan thuế và xây dựng các phương án dự phòng đảm bảo việc cấp mã hóa đơn được liên tục, thường xuyên (24/7).

Mục 2. Quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
1. Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế

Điều 20 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định:

  1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp sử dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 119/2018/NĐ-CP truy cập vào Công Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để đăng ký sử dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế.

Nội dung Thông tin đăng ký, thay đối Thông tin đã đăng ký theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

2. Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi Thông báo theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký sử dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế qua Công Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký sử dụng HĐĐT của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.

3. Kể từ thời điểm sử dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế phải thực hiện hủy những hóa đơn giấy còn tồn chưa sử dụng (nêu có).

4. Trường hợp cơ quan thuế không chấp nhận đăng ký sử dụng HĐĐT không có mã thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đăng ký sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế.

5. Cơ quan thuế tiến hành rà soát doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế và Thông báo theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP nếu thuộc đối tượng chuyển sang sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định 119/2015/NĐ-CP.

6. Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết Điều này.

2. Lập và gửi hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế

Điều  21 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định:

  1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế được sử dụng HĐĐT không có mã của 374 cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sau khi nhận được Thông báo chấp nhận của cơ quan thuế.
  2. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng phần mềm lập HĐĐT để lập HĐĐT khi bán hàng hóa, cung cập dịch vụ, ký số trên HĐĐT và gửi cho người mua bằng phương thức điện tử theo thỏa thuận giữa người bán và người mua.
3. Ngừng sứ dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế

Điều 22 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định:

  1. Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 119/2018/NĐ-CP không lập HĐĐT không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua.
  2. Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nêu tại khoản 2, khoản 3 Điều 15 Nghị định 119/2018/NĐ-CP được tiếp tục sử dụng HĐĐT sau khi Thông báo với cơ quan thuế.
4. Trách nhiệm của người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế

Điều 23 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định:

  1. Tạo lập HĐĐT về bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ để gửi đến người mua và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của HĐĐT.
  2. Chuyển dữ liệu HĐĐT đã lập đến cơ quan thuế qua Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (chuyển trực tiếp hoặc gửi qua tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT).
  3. Lưu trữ và bảo đảm tính toàn vẹn của toàn bộ HĐĐT; thực hiện các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh hệ thống dữ liệu điện tử.
  4. Chấp hành sự thanh tra, kiểm tra, đối chiếu của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
5. Xử lý đối với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập

Căn cứ Điều  24 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định:

  1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã lập HĐĐT không có mã của cơ quan thuế và gửi cho người mua có sai sót (do người bán hoặc người mua phát hiện) thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, đồng thời người bán Thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP về việc hủy HĐĐT đã lập có sai sót và lập HĐĐT mới thay thế hóa đơn đã lập có sai sót gửi cho người mua, cơ quan thuế.
  2. Trường hợp sau khi nhận dữ liệu hóa đơn, cơ quan thuế phát hiện HĐĐT đã lập có sai sót thì cơ quan thuế Thông báo cho người bán theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP để người bán kiểm tra sai sót. Trong thời hạn 02 ngày kế từ ngày nhận được Thông báo của cơ quan thuế, người bán thực hiện Thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP về việc hủy HĐĐT không có mã của cơ quan thuế và lập HĐĐT mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua, cơ quan thuế.

     Dịch vụ luật sư

      & Zalo 091 321 8707

      luatbinhtam@gmail.com

    Liên kết hữu ích: https://thuedientu.gdt.gov.vn

Call Now Button