Tai nạn hai bên đều chết vậy gia đình có chịu trách nhiệm không?

Tai nạn hai bên đều chết vậy gia đình có chịu trách nhiệm trong vụ tai nạn này không?

Em tôi năm nay 19 tuổi, tối ngày 02/9/2018 xảy ra tai nạn xe mô tô và mất. Vụ tai nạn là giữa 2 xe mô tô, cả 2 bên đều tử vong. Cho tôi hỏi, khi vụ việc được đưa ra xem xét, trách nhiệm của các bên sẽ được xác định như thế nào? Gia đình tôi sẽ phải chịu trách nhiệm gì? Rất mong được sự tư vấn của luật sư.

Tai nạn hai bên đều chết gia đình có trách nhiệm gì?
Tai nạn hai bên đều chết gia đình có trách nhiệm gì?

TRẢ LỜI:

Trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự là hai yếu tố cần xem xét trong trường hợp này.

Thứ nhất, về trách nhiệm hình sự

Yếu tố trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra khi một người vi phạm quy định của Bộ luật Hình sự. Cụ thể, Điều 2, Bộ luật Hình sự 2015 quy định cơ sở trách nhiệm hình sự: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Như vậy, nếu một trong các bên hoặc cả hai bên vi phạm quy định Bộ luật Hình sự mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Và việc áp dụng trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng cho người vi phạm. Gia đình của người vi phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, về trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm dân sự sẽ áp dụng cho “người gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” theo khoản 5, điều 275, Bộ luật Dân sự 2015 quy định căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự.

Bên phải chịu trách nhiệm dân sự chỉ được giải phóng nghĩa vụ dân sự theo quy định tại khoản 8, khoản 9, điều 372, Bộ luật Dân sự 2015:

“8. Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân, chủ thể đó thực hiện;

  1. Bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế hoặc là pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân khác”.

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định tại điều 586, Bộ luật Dân sự 2015:

“1.  Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

  1. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Ðiều 599 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

  1. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”.

Như vậy, nếu em bạn là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có lỗi gây thiệt hại đến tính mạng sức khoẻ của người khác trong vụ tai nạn mà em bạn đã chết thì gia đình bạn không phải chịu trách nhiệm dân sự.

Trường hợp em ban đang bị mất năng lực hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ hoặc người đại diện của người đó phải có nghĩa vụ thực hiện thay. Tuy nhiên, nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc thực hiện nghĩa vụ giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Luật sư Huỳnh Thanh Tùng


 Dịch vụ luật sư

 & Zalo 091 321 8707

  luatbinhtam@gmail.com

Bạn có thể đặt câu hỏi tại đây sẽ được Luật sư giải đáp qua Email của bạn.

Liên kết hữu ích: Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật

Call Now Button