Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn

Về quyền nuôi con khi ly hôn, theo quy định của  Luật hôn nhân gia đình, khi thực hiện thủ tục ly hôn, vợ/chồng có quyền thỏa thuận (và tốt nhất là nên thỏa thuận) về người trực tiếp nuôi con, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào ai có điều kiện, khả năng hơn đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn

Để giành quyền nuôi con, khi ly hôn bố/mẹ nộp Đơn ly hôn kèm Hồ sơ khởi kiện và yêu cầu được nuôi con đến Tòa án giải quyết ly hôn. Sau khi tòa án đã thụ lý đơn, các bên bố/mẹ phải thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho tòa án thấy rằng mình có điều kiện, khả năng hơn đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con. Cơ bản ở các vấn đề sau:

1. Điều kiện kinh tế – thu nhập: Các tài liệu giấy tờ về tài sản riêng (như bất động sản, cổ phiếu, cổ phần, tài khoản ngân hàng…);Các tài liệu chứng minh thu nhập như Hợp đồng lao động, Bảng lương, các tài liệu về thu nhập của công ty (nếu là chủ doanh nghiệp), các tài liệu về nguồn thu nhập khác…; Tài liệu chứng minh vợ/ chồng của mình không đảm bảo tài chính chu cấp cho con vì ngoại tình, cờ bạc, rượu chè…

2. Điều kiện về nơi ở: Các tài liệu về nơi ở sau khi ly hôn như vị trí nơi ở, diện tích nhà ở, phòng riêng cho con, ở với những ai… (Sổ đỏ, giấy phép xây dựng, sổ hộ khẩu…)

3. Điều kiện môi trường sống, điều kiện giáo dục, y tế tốt nhất cho con: Các tài liệu về khu vực dân cư, dân trí, môi trường trong lành, trường học bệnh viện trong khu vực…; Tài liệu chứng minh vợ/ chồng của mình không đủ tư cách đạo đức

4. Điều kiện về công việc, thời gian nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục con…: Các tài liệu chứng minh có công việc thuận lợi, đảm bảo hơn cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

Ngoài ra cần có các tài lệu chứng minh vợ/ chồng của mình không đảm bảo thu nhập ổn định, tư cách đạo đức, môi trường sống không tốt để nuôi con…

Trường hợp con có đủ nhận thức (từ 7 tuổi) để đưa ra nguyện vọng ở với bố hay mẹ thì ý kiến của con chỉ dựa trên cảm tính ai trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc, ai yêu thương, chiều chuộng thì trẻ sẽ muốn sống với người đó để được cảm giác an toàn. Vậy bố/ mẹ nên trao đổi chuẩn bị tâm lý với con, giành tình cảm của con trước khi Tòa hỏi ý kiến con muốn ở với ai.


 Dịch vụ luật sư

  & Zalo 091 321 8707

  luatbinhtam@gmail.com

Liên kết hữu ích: Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật


  Tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân

  Tranh chấp nhà đất khi ly hôn

Call Now Button