Luật sư công ty

Luật sư công tyThưa quý công ty, Công ty Luật Bình Tâm có kinh nghiệm chuyên sâu về tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp. Với đội ngũ luật sư công ty có kiến thức chuyên sâu về luật doanh nghiệp, kinh tế, tài chính, đất đai, thuế và được các doanh nghiệp tin tưởng trong suốt thời gian qua, chúng tôi luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp để giảm thiểu những rủi ro cho doanh nghiệp và giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Những rủi ro thường sảy ra đối với doanh nghiệp.

Rủi ro pháp lý:

Là những rủi ro liên quan đến pháp luật. Doanh nghiệp có thể vô tình vi phạm luật pháp hoặc luật pháp cũng có thể thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho doanh nghiệp. Nếu không cập nhật thông tin pháp luật và sớm nhận diện những rủi ro liên quan đến pháp lý, doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng vi phạm pháp luật và mất sức cạnh tranh khi buộc phải thay đổi chính sách kinh doanh cho phù hợp với pháp luật.

Rủi ro tài chính:

Là những rủi ro trong lĩnh vực quản lý tài chính như rủi ro tín dụng, tỷ giá, lãi suất, thanh khoản, đầu tư, tài sản, công nợ, dòng tiền… Giai đoạn vừa qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam khốn đốn vì rủi ro lãi suất và đầu tư (lãi suất vay vọt lên quá cao, đầu tư kém hiệu quả); trong khi đó các ngân hàng thì lại lao đao vì rủi ro tín dụng (nợ xấu). Rủi ro về tỷ giá cũng khiến nhiều doanh nghiệp nhập khẩu lao đao khi ký hợp đồng mua hàng bằng ngoại tệ xong thì tỷ giá tăng cao bất ngờ. Rủi ro tài chính có thể xem là rủi ro bao trùm lên mọi rủi ro vì hệ quả cuối cùng của những rủi ro, dù là phi tài chính, ít nhiều đều kéo theo những thiệt hại về tài chính.

Rủi ro thương hiệu:

Là những rủi ro liên quan đến hình ảnh, uy tín thương hiệu, sở hữu trí tuệ. Trong quá trình hoạt động, một công ty có thể coi nhẹ những quy định về quảng cáo dễ dẫn đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh, lừa dối người tiêu dùng hoặc không biết những quy định về môi trường dẫn tới có thể có hành vi gây tác hại về sức khỏe, môi trường. Những hành vi trên chắc chắn sẽ làm xấu hình ảnh thương hiệu, dẫn đến bị khách hàng tẩy chay, có thể trở thành thua lỗ, thậm chí phá sản. Còn có công ty đã bỏ công xây dựng thương hiệu nhưng không đăng ký bảo hộ nên dễ bị đối thủ bắt chước, làm hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng… làm xấu hình ảnh thương hiệu của công ty.

Rủi ro công nghệ:

Khoa học và công nghệ luôn luôn phát triển. Rủi ro sảy ra khi doanh nghiệp không nắm bắt để theo kịp sự phát triển của khoa học và công nghệ. Một nhà máy sản xuất cáp đồng được đầu tư khá lớn, nhưng vừa hoàn thành đã phải hoạt động cầm chừng, rồi phải đóng cửa vì khách hàng đã chuyển sang dùng cáp quang theo xu hướng mới. Điện thoại bàn gần như sắp chết với sự phát triển của công nghệ điện thoại di động có mức phí thuê bao và sử dụng ngày càng rẻ.

Rủi ro nhân lực:

Là những rủi ro liên quan đến nguồn nhân lực doanh nghiệp. Nhân tài và những cán bộ chủ chốt có thể bỏ doanh nghiệp ra đi vì một lý do nào đó. Chất xám của doanh nghiệp (thường kèm theo bí quyết công nghệ, bí mật kinh doanh) có thể “chảy” về đối thủ cạnh tranh. Ngược lại, doanh nghiệp có thể vô tình thu nhận những kẻ phá hoại vào làm việc tại doanh nghiệp. Một tổng giám đốc hay quản lý cấp cao thiếu năng lực, kém đạo đức có khả năng đưa một doanh nghiệp từ chỗ làm ăn hiệu quả trở thành lụn bại, phá sản. Đó là chưa kể những rủi ro khác liên quan đến đình công, bãi công, thiếu hụt hay dư thừa nguồn nhân lực… Rủi ro về nhân lực có thể xếp ngang hàng với những rủi ro về tài chính, kinh doanh, vì có tác hại không hề thua kém.

Rủi ro trong quản trị:

Là những rủi ro liên quan đến năng lực quản lý, vận hành doanh nghiệp. Đó là những rủi ro về hệ thống quản lý, các quá trình hoạt động, các chính sách, quy định, quy chế, quy trình tác nghiệp, cung cách quản lý, điều hành…, và cả việc sử dụng con người trong hệ thống vận hành. Một hệ thống quản lý lỏng lẻo có thể tạo nhiều lỗ hổng, gây thất thoát tài sản, tiền bạc; một quy trình vận hành bất hợp lý hoặc thiếu kiểm soát chặt chẽ có thể làm phát sinh những sai phạm dẫn đến hư hỏng, thiệt hại. Việc bố trí nhân lực không đúng người, đúng việc không chỉ làm giảm hiệu suất làm việc mà còn gây cản trở, khó khăn, thậm chí nguy hại cho quá trình phát triển doanh nghiệp.

Rủi ro thị trường:

Là những rủi ro liên quan đến sự vận động, thay đổi của thị trường, bao gồm cả sản phẩm, khách hàng, người tiêu dùng, nhà cung cấp, đối tác, đối thủ cạnh tranh… Những thay đổi về xu hướng tiêu dùng có thể gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Các cách thức cạnh tranh mới từ phía đối thủ có thể đe dọa trực tiếp đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp.

Rủi ro hợp đồng:

Là những rủi ro liên quan đến việc ký kết các hợp đồng hợp tác, hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán… Những điều khoản thiếu rõ ràng, không chặt chẽ, hoặc bị “cài bẫy” có thể gây bất lợi, dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp khi có tranh chấp.

Rủi ro bảo mật:

Đó là những rủi ro liên quan đến thông tin. Bí quyết công nghệ, bí mật kinh doanh, chiến lược phát triển sản phẩm có thể bị tiết lộ, hoặc rò rỉ. Ở mức độ thông thường, doanh nghiệp có thể bị đối thủ cạnh tranh “bắt bài”, còn ở mức độ nghiêm trọng, toàn bộ một kế hoạch hay chiến lược có thể bị phá sản.

Ngoài ra, còn nhiều dạng rủi ro khác có thể kể đến như rủi ro thảm họa (thiên tai, cháy nổ, tai nạn, chiến tranh, bạo động…), rủi ro quan hệ, rủi ro truyền thông, rủi ro trong ứng dụng công nghệ thông tin…

Hầu hết những dạng rủi ro này, doanh nghiệp Việt Nam rất thường gặp phải và buộc phải xử lý khi chuyện đã rồi. Nếu nhận diện được và quản lý được rủi ro thì doanh nghiệp có nhiều khả năng vô hiệu hóa, giảm thiểu tác động tiêu cực, hoặc chí ít cũng chủ động đón nhận và ứng phó theo cách thức hợp lý nhất.

Những tranh chấp mà doanh nghiệp thường gặp dẫn tới những rủi ro pháp lý là:

– Tranh chấp nội bộ: Tranh chấp về hợp đồng lao động, tranh chấp giữa các thành viên góp vốn, cổ đông góp vốn với nhau, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công ty …

– Tranh chấp với cơ quan nhà nước: Tranh chấp về thuế, bảo hiểm xã hội, vi phạm hành chính

– Tranh chấp với đối tác: Về các loại hợp đồng kinh tế, phát sinh nợ khó đòi …

– Tranh chấp với đối thủ cạnh tranh: Đối thủ có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ…

Vì sao Doanh nghiệp nên có luật sư riêng?

– Hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro thường gặp nói trên;

– Chi phí thấp, hiệu quả cao. Doanh nghiệp chỉ cần ký hợp đồng thuê một Công ty luật với một chi phí hợp lý là đã có hẳn một đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, tận tụy sẵn sàng hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi. Trong khi đó nếu bạn duy trì một nhân viên pháp lý trong công ty sẽ rất khó đáp ứng được hết các yêu cầu của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình hoạt động.

– Chuyên nghiệp hơn. Chúng tôi chắc chắn rằng, một nhân viên pháp lý không thể chuyên nghiệp bằng một đội ngũ luật sư thực thụ. Họ không thể đưa ra quyết định một cách chính xác và nhanh chóng, lời nói của họ không có trọng lượng trước đối tác và các cơ quan chức năng, đặc biệt là tòa án (nếu phát sinh tranh chấp).

– An tâm, tự tin và quyết định nhanh hơn. Trong quá trình đàm phán các thương vụ quan trọng, các rào cản về tâm lý, và sự thiếu am hiểu về luật pháp gây ra những rủi ro pháp lý khó lường và thiệt hại là điều khó tránh khỏi. Bạn sẽ cảm thấy tự tin, chuyên nghiệp và rất an tâm khi có luật sư riêng bên cạnh bạn.

– Tiện lợi không kém. Chúng tôi hiểu rằng, bạn đang nghĩ, nếu thuê một nhân viên thường trực sẽ giúp bạn mọi lúc, mọi nơi khi bạn cần, còn nếu sử dụng dịch vụ luật sư ở bên ngoài sẽ không thuận tiện lắm. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ và truyền thông đã làm cho không gian không còn giới hạn. Chúng tôi cam kết hỗ trợ doanh nghiệp bạn mọi lúc, mọi nơi.

Nội dung tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp

– Giải đáp thường xuyên mọi vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp (thuế, quản trị doanh nghiệp, hợp đồng, lao động, xuất nhập khẩu, đầu tư, thủ tục hành chính …);

– Soạn thảo và hỗ trợ soạn thảo mọi văn bản mang tính hành chính pháp lý;

– Soạn thảo và xem xét hợp đồng các loại;

– Tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ và bên ngoài;

– Tư vấn giải pháp xử lý nợ khó đòi;

– Tham mưu giải pháp phòng ngừa rủi ro pháp lý;

– Đại diện cho doanh nghiệp trong việc giải quyết các tranh chấp với bên thứ ba…

 Hình thức tư vấn:

– Tư vấn qua email, fax, điện thoại và công văn;

– Nếu vụ việc cần phải có luật sư tham gia trực tiếp, Luật Bình Tâm sẽ cử các luật sư tham gia tư vấn, đại diện cho Doanh nghiệp trong các cuộc đàm phán, ký kết hợp đồng, giải quyết các tranh chấp tại toàn án, tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc một bên thứ ba bất kỳ.

 Phí luật sư:

Chúng tôi có gói luật sư riêng cho doanh nghiệp với phí luật sư tối thiểu đến mức phí tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, khối lượng công việc hoặc từng yêu cầu của Doanh nghiệp. Khi tiến nhận các yêu cầu của Doanh nghiệp, Luật sư sẽ có những phân tích, đánh giá công việc và đưa ra mức phí tư vấn phù hợp nhất với tình hình thực tiễn của từng Doanh nghiệp.


 Dịch vụ luật sư

  & Zalo 091 321 8707

  luatbinhtam@gmail.com

Liên kết hữu ích: Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật

Trả lời

Call Now Button