Lao động tiền lương

Nội dung

Chương I. Tiền lương
1. Tiền lương

– Căn cứ vào Điều 21 Nghị định 05⁄2015NĐ-CP và Điều 3 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH, thì Tiền lương được quy định chỉ tiết và hướng dẫn thực hiện như sau:

  1. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhật định, bao gồm:

a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động và Điều 7, Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương:

b) Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chât phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đây đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương, cụ thể:

– Bù đắp yếu tố điều kiện lao động, bao gồm công việc có yêu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

– Bù đắp yếu tố tính chất phức tạp công việc, như công việc đòi hỏi thời gian đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm cao, có ảnh hưởng đến các công việc khác, yêu cầu về thâm niên và kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, giao tiếp, sự phối hợp trong quá trình làm việc của người lao động.

– Bù đắp các yếu tố Điều kiện sinh hoạt, như công việc thực hiện ở vùng xa Xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu khắc nghiệt, vùng có giá cả sinh hoạt đắt đỏ, khó khăn về nhà ở, công việc người lao động phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc, nơi ở và các yếu tố khác làm cho điều kiện sinh hoạt của người lao động không thuận lợi khi thực hiện công việc.

– Bù đắp các yêu tố để thu hút lao động, như khuyến khích người lao động đến làm việc ở vùng kinh tế mới, thị trường mới mở; nghề, công việc kém hấp dẫn, cung ứng của thị trường lao động còn hạn chế; khuyến khích người lao động làm việc có năng suất lao động, chất lượng công việc cao hơn hoặc đáp ứng tiến độ công việc được giao.

c) Các khoản bố sung khác là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động. Các khoản bố sung khác không bao gồm: Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động: tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

2. Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện, bảo đảm mức lương trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc binh thường, hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận (không bao gồm khoản tiên trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

3. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và Tiền lương trả cho người lao động được quy định bằng tiền Đồng Việt Nam, trừ trường hợp trả lương, phụ cấp lương cho người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

2. Mức lương cơ sở

2.1. Quy định áp dụng mức lương cơ sở

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 3 Nghị định 72/2018/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở dùng làm căn cứ như sau:

  1. Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng như sau:

1.1. Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008;

1.2. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008;

1.3. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật viên chức năm 2010;

1.4. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CPngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, gồm:

a) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ- CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ vê thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp;

b) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong số lượng người làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

1.5. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

1.6. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;

1.7. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;

1.8. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;

1.9. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tô dân phô.

  1. Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
  2. Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

2.2. Mức lương cơ sở áp dụng từ 01/7/2018 đến 30/6/2019

Khoản 2 Điều 3 Nghị định 72/2018/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở áp dụng từ 01/7/2018 là 1.390.000 đồng/tháng.

2.3. Mức lương cơ sở áp dụng từ 01/7/2019

Khoản 8 Điều 4 Nghị quyết 70/2018/QH14’ˆ quy định mức lương cơ sở áp dụng từ 01/7/2019 ià 1.490.000 đồng/tháng.

3. Mức lương tôi thiểu vùng

3.1. Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn

Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2019 được quy định tại Điều 4 Nghị định 157/2018/NĐ-CP:

  1. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đôi với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
  2. Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất năm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
  3. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đôi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tôi thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đôi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
  4. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Mục 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

3.2. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2019 được quy định tại Điều 5 Nghị định 157/2018/NĐ-CP:

  1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thập nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động binh thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc binh thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghẻ, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm:

a) Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cầu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;

b) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật giáo dục năm 1998 và Luật giáo dục năm 2005;

c) Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cập nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật dạy nghề;

d) Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;

đ) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng: đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật giáo dục nghề nghiệp;

e) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật giáo dục đại học;

g) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;

h) Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiêm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

3. Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ Tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bôi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, Tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

3.3. Mức lương tối thiểu vùng từ 01/01/2020

Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 được quy định tại Điều 3 Nghị định Số: 90/2019/NĐ-CP:

  1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.

3.4. Bảng tra cứu mức lương tối thiểu vùng theo từng địa phương từ 01/01/2020.

STT

Tỉnh, thành phố

Quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh

Vùng

Mức lương tối thiểu

1

Hà Nội

– Quận: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân

– Huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ

– Thị xã Sơn Tây

I

4.420.000

– Các huyện: Ba Vì, Đan Phượng, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Mỹ Đức

II

3.920.000

02

Hải Phòng

– Quận: Dương Kinh, Hồng Bàng, Hải An, Đồ Sơn, Ngô Quyền, Lê Chân, Kiến An

– Huyện: Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải, Kiến Thụy

I

4.420.000

– Huyện: Bạch Long Vĩ

II

3.920.000

03

Hồ Chí Minh

– Quận: Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Bình Thạnh, Tân Phú, Tân Bình, Bình Tân, Phú Nhuận, Gò Vấp, Thủ Đức

– Huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè

I

4.420.000

– Huyện: Cần Giờ

II

3.920.000

04

Đồng Nai

– Thành phố: Biên Hòa, Long Khánh

– Huyện: Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom

I

4.420.000

– Huyện: Định Quán, Xuân Lộc, Thống Nhất

II

3.920.000

– Huyện: Cẩm Mỹ, Tân Phú

III

3.430.000

05

Bình Dương

– Thành phố Thủ Dầu Một

– Thị xã: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên

– Huyện: Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo

I

4.420.000

06

Bà Rịa – Vũng Tàu

– Thành phố Vũng Tàu

– Thị xã Phú Mỹ

I

4.420.000

– Thành phố Bà Rịa

II

3.920.000

– Huyện: Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo

III

3.430.000

07

Hải Dương

– Thành phố Hải Dương

II

3.920.000

– Thị xã Chí Linh

– Huyện: Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ

III

3.430.000

– Huyện: Thanh Hà, Thanh Miện, Ninh Giang

IV

3.070.000

08

Hưng Yên

– Thành phố Hưng Yên

– Thị xã Mỹ Hào

– Huyện: Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ

II

3.920.000

– Huyện: Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ

III

3.430.000

09

Vĩnh Phúc

– Thành phố: Vĩnh Yên, Phúc Yên

– Huyện: Bình Xuyên, Yên Lạc

II

3.920.000

– Huyện: Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô

III

3.430.000

10

Bắc Ninh

– Thành phố Bắc Ninh

– Thị xã Từ Sơn

– Huyện: Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài

II

3.920.000

11

Quảng Ninh

– Thành phố: Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái

II

3.920.000

– Thị xã: Quảng Yên, Đông Triều

– Huyện Hoành Bồ

III

3.430.000

– Huyện: Vân Đồn, Đầm Hà, Cô Tô, Tiên Yên, Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ

IV

3.070.000

12

Thái Nguyên

– Thành phố: Thái Nguyên, Sông Công

– Thị xã Phổ Yên

II

3.920.000

– Huyện: Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ

III

3.430.000

– Huyện: Định Hóa, Võ Nhai

IV

3.070.000

13

Phú Thọ

– Thành phố Việt Trì

II

3.920.000

– Thị xã Phú Thọ

– Huyện: Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông

III

3.430.000

– Huyện: Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập

IV

3.070.000

14

Lào Cai

– Thành phố Lào Cai

II

3.920.000

– Huyện: Bảo Thắng, Sa Pa

III

3.430.000

– Huyện: Bảo Yên, Bát Xát, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai, Văn Bàn

IV

3.070.000

15

Nam Định

– Thành phố Nam Định

– Huyện Mỹ Lộc

II

3.920.000

– Huyện: Giao Thủy, Hải Hậu, Nam Trực, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Vụ Bản, Xuân Trường, Ý Yên

III

3.430.000

16

Ninh Bình

– Thành phố Ninh Bình

II

3.920.000

– Thành phố Tam Điệp

– Huyện: Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư

III

3.430.000

– Huyện: Nho Quan, Kim Sơn, Yên Mô

IV

3.070.000

17

Thừa Thiên Huế

– Thành phố Huế

II

3.920.000

– Thị xã: Hương Thủy, Hương Trà

– Huyện: Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang

III

3.430.000

– Huyện: A Lưới, Nam Đông

IV

3.070.000

18

Quảng Nam

– Thành phố Hội An, Tam kỳ

II

3.920.000

– Thị xã Điện Bàn

– Huyện: Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành, Quế Sơn, Phú Ninh, Thăng Bình

III

3.430.000

– Huyện: Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn, Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang

IV

3.070.000

19

Đà Nẵng

– Quận: Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm Lệ

– Huyện: Hòa Vang, huyện đảo Hoàng Sa

II

3.920.000

20

Khánh Hòa

– Thành phố: Nha Trang, Cam Ranh

II

3.920.000

– Thị xã Ninh Hòa

– Huyện: Cam Lâm, Diên Khánh, Vạn Ninh

III

3.430.000

– Huyện: Khánh Vinh, Khánh Sơn, huyện đảo Trường Sa

IV

3.070.000

21

Lâm Đồng

– Thành phố: Đà Lạt, Bảo Lộc

II

3.920.000

– Huyện: Đức Trọng, Di Linh

III

3.430.000

– Huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông

IV

3.070.000

22

Bình Thuận

– Thành phố Phan Thiết

II

3.920.000

– Thị xã La Gi

– Huyện: Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam

III

3.430.000

– Huyện: Đức Linh, Tánh Linh, Tuy Phong, Phú Quý, Hàm Tân, Bắc Bình

IV

3.070.000

23

Tây Ninh

– Thành phố Tây Ninh

– Huyện: Trảng Bàng, Gò Dầu

II

3.920.000

– Huyện: Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Hòa Thành, Bến Cầu

III

3.430.000

24

Bình Phước

– Thành phố Đồng Xoài

– Huyện: Chơn Thành, Đồng Phú

II

3.920.000

– Thị xã: Phước Long, Bình Long

– Huyện: Hớn Quản, Lộc Ninh, Phú Riềng

III

3.430.000

– Huyện: Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập

IV

3.070.000

25

Long An

– Thành phố Tân An

– Huyện: Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước, Cần Giuộc

II

3.920.000

– Thị xã Kiến Tường

– Huyện: Đức Huệ, Châu Thành, Tân Trụ, Thạnh Hóa

III

3.430.000

– Huyện: Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Tân Hưng

IV

3.070.000

26

Tiền Giang

– Thành phố Mỹ Tho

– Huyện Châu Thành

II

3.920.000

– Thị xã: Gò Công, Cai Lậy

– Huyện: Chợ Gạo, Tân Phước

III

3.430.000

– Huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông

IV

3.070.000

27

Cần Thơ

– Quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt

II

3.920.000

– Huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Thớt Lai, Vĩnh Thạnh

III

3.430.000

28

Kiên Giang

– Thành phố: Rạch Giá, Hà Tiên

– Huyện Phú Quốc

II

3.920.000

– Huyện: Kiên Lương, Kiên Hải, Châu Thành

III

3.4300.000

– Huyện: An Biên, An Minh, Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, U Minh Thượng, Tân Hiệp, Vĩnh Thuận, Giang Thành

IV

3.070.000

29

An Giang

– Thành phố: Long Xuyên, Châu Đốc

II

3.920.000

– Thị xã Tân Châu

– Huyện: Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn

III

3.430.000

– Huyện: Phú Tân, Tri Tôn, Tịnh Biên, Chợ Mới, An Phú

IV

3.070.000

30

Trà Vinh

– Thành phố Trà Vinh

II

3.920.000

– Thị xã Duyên Hải

III

3.430.000

– Huyện: Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú, Tiểu Cần, Cầu Kè, Càng Long

IV

3.070.000

31

Cà Mau

– Thành phố Cà Mau

II

3.920.000

– Huyện: Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời

III

3.430.000

– Huyện: Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Thới Bình, Phú Tân

IV

3.070.000

32

Bến Tre

– Thành phố Bến Tre

– Huyện Châu Thành

II

3.920.000

– Huyện: Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày Nam

III

3.430.000

– Huyện: Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú

IV

3.070.000

33

Bắc Giang

– Thành phố Bắc Giang

– Huyện: Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang

III

3.430.000

– Huyện: Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam

IV

3.070.000

34

Hà Nam

– Thành phố Phủ Lý

– Huyện: Duy Tiên, Kim Bảng

III

3.430.000

– Huyện: Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm

IV

3.070.000

35

Hòa Bình

– Thành phố Hòa Bình

– Huyện Lương Sơn

III

3.430.000

– Huyện: Cao Phong, Kỳ Sơn, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy, Đà Bắc

IV

3.070.000

36

Thanh Hóa

– Thành phố: Thanh Hóa, Sầm Sơn

– Thị xã Bỉm Sơn

– Huyện: Tĩnh Gia, Đông Sơn, Quảng Xương

III

3.430.000

– Huyện: Bá Thước, Cẩm Thủy, Hà Trung, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Lang Chánh, Mường Lát, Nga Sơn, Ngọc Lặc, Như Thanh, Như Xuân, Nông Cống, Quan Hóa, Quan Sơn, Thạch Thành, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Thường Xuân, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc, Yên Định

IV

3.070.000

37

Hà Tĩnh

– Thành phố Hà Tĩnh

– Thị xã Kỳ Anh

III

3.430.000

– Thị xã Hồng Lĩnh

– Huyện: Cẩm Xuyên, Can Lộc, Đức Thọ, Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh, Nghi Xuân, Thạch Hà, Vũ Quang, Lộc Hà

IV

3.070.000

38

Phú Yên

– Thành phố Tuy Hòa

– Thị xã Sông Cầu

– Huyện Đông Hòa

III

3.430.000

– Huyện: Phú Hòa, Tuy An, Sông Hinh, Đồng Xuân, Tây Hòa, Sơn Hòa

IV

3.070.000

39

Ninh Thuận

– Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm

– Huyện: Ninh Hải, Thuận Bắc

III

3.430.000

– Huyện: Bác Ái, Ninh Phước, Ninh Sơn, Thuận Nam

IV

3.070.000

40

Kon Tum

– Thành Phố Kom Tum

– Huyện Đăk Hà

III

3.430.000

– Huyện: Đăk Tô, Đăk Glei, La H’Drai, Kon Plông, Kon Rẫy, Ngọc Hồi, Sa Thầy, Tu Mơ Rông

IV

3.070.000

41

Vĩnh Long

– Thành phố Vĩnh Long

– Thị xã Bình Minh

– Huyện Long Hồ

III

3.430.000

– Huyện: Bình Tân, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm

IV

3.070.000

42

Hậu Giang

– Thành phố Vị Thanh

– Thị xã Ngã Bảy

– Huyện: Châu Thành, Châu Thành A

III

3.430.000

– Thị xã Long Mỹ

– Huyện: Vị Thủy, Long Mỹ, Phụng Hiệp

IV

3.070.000

43

Bạc Liêu

– Thành Phố Bạc Liêu

– Thị xã Giá Rai

III

3.430.000

– Huyện: Hồng Dân, Hòa Bình, Phước Long, Vĩnh Lợi, Đông Hải

IV

3.070.000

44

Sóc Trăng

– Thành phố Sóc Trăng

– Thị xã: Vĩnh Châu, Ngã Năm

III

3.430.000

– Huyện: Mỹ Tú, Long Phú, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Châu Thành, Trần Đề, Kế Sách, Cù Lao Dung

IV

3.070.000

45

Bắc Kạn

– Thành phố Bắc Kạn

III

3.430.000

– Huyện: Pác Nặm, Ba Bể, Ngân Sơn, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì

IV

3.070.000

46

Cao Bằng

– Thành phố Cao Bằng

III

3.430.000

– Huyện: Trùng Khánh, Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hòa An, Nguyên Bình, Phục Hòa, Thạch An, Trà Lĩnh, Thông Nông, Quảng Uyên

IV

3.070.000

47

Đắk Lắk

– Thành phố Buôn Mê Thuột

III

3.430.000

– Thị xã Buôn Hồ

– Huyện: Buôn Đôn, Cư Kuin, Cư M’Gar, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Ea H’leo, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắc, Lắk, M’Drắk

IV

3.070.000

48

Đắk Nông

– Thị xã Gia Nghĩa

– Huyện: Cư Jút, Đắk Glong, Đắk Mil, Đắk R’lấp, Đắk Song, Krông Nô, Tuy Đức

IV

3.070.000

49

Điện Biên

– Thành phố Điện Biên Phủ

III

3.430.000

– Thị xã Mường Lay

– Huyện: Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Ảng, Mường Chà, Mường Nhé, Tủa Chùa, Tuần Giáo, Nậm Pồ

IV

3.070.000

50

Đồng Tháp

– Thành phố: Cao Lãnh, Sa Đéc

III

3.430.000

– Thị xã Hồng Ngự

– Huyện: Cao Lãnh, Châu Thành, Hồng Ngự, Lai Vung, Lấp Vò, Tam Nông, Tân Hồng, Thanh Bình, Tháp Mười

IV

3.070.000

51

Gia Lai

– Thành phố Pleiku

III

3.430.000

– Thị xã: An Khê, Ayun Pa

– Huyện: Chư Păh, Chư Prông, Chư Sê, Đắk Đoa, Chư Pưh, Phú Thiện, Mang Yang, Krông Pa, Kông Chro, K’Bang, La Pa, La Grai, Đức Cơ, Đak Pơ

IV

3.070.000

52

Hà Giang

– Thành phố Hà Giang

III

3.430.000

– Huyện: Bắc Mê, Bắc Quang, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Quản Bạ, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần, Yên Minh

IV

3.070.000

53

Lai Châu

– Thành phố Lai Châu

III

3.430.000

– Huyện: Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường, Than Uyên, Tân Uyên, Nậm Nhùn

IV

3.070.000

54

Lạng Sơn

– Thành phố Lạng Sơn

III

3.430.000

– Huyện: Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Chi Lăng, Đình Lập, Hữu Lũng, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan

IV

3.070.000

55

Quảng Bình

– Thành phố Đồng Hới

II

3.920.000

– Thị xã Ba Đồn

– Huyện: Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch

III

3.430.000

– Huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa

IV

3.070.000

56

Nghệ An

– Thành phố Vinh

– Thị xã Cửa Lò

– Huyện: Nghi Lộc, Hưng Nguyên

III

3.430.000

– Thị xã: Hoàng Mai, Thái Hòa

– Huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Diễn Châu, Đô Lương, Quỳ Châu, Kỳ Sơn, Nam Đàn, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Thanh Chương, Tương Dương, Yên Thành

IV

3.070.000

57

Quảng Trị

– Thành phố Đông Hà

III

– Thị xã Quảng Trị

– Huyện: Cam Lộ, Cồn Cỏ, Đa Krông, Gio Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, Triệu Phong, Vĩnh Linh

IV

3.070.000

58

Sơn La

– Thành phố Sơn La

III

3.430.000

– Huyện: Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu, Mộc Châu, Sốp Cộp, Vân Hồ

IV

3.070.000

59

Thái Bình

– Thành phố Thái Bình

III

3.430.000

– Huyện: Đông Hưng, Hưng Hà, Kiến Xương, Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Tiền Hải, Vũ Thư

IV

3.070.000

60

Tuyên Quang

– Thành phố Tuyên Quang

III

3.430.000

– Huyện: Chiêm Hóa, Hàm Yên, Lâm Bình, Na Hang, Sơn Dương, Yên Sơn

IV

3.070.000

61

Yên Bái

– Thành phố Yên Bái

III

3.430.000

– Thị xã Nghĩa Lộ

– Huyện: Lục Yên, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình

IV

3.070.000

62

Bình Định

– Thành phố Quy Nhơn

III

3.430.000

– Thị xã An Nhơn

– Huyện: Hoài Nhơn, An Lão, Phù Cát, Phù Mỹ, Tuy Phước, Tây Sơn, Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân

IV

3.070.000

63

Quãng Ngãi

– Thành phố Quảng Ngãi

– Huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh

III

3.430.000

– Huyện: Ba Tơ, Đức Phổ, Minh Long, Mộ Đức, Lý Sơn, Tư Nghĩa, Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Tây, Sơn Hà, Nghĩa Hành

IV

3.070.000

4. Thang lương, bảng lương

4.1. Thang lương, bảng lương cho người lao động năm 2020

Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định: Khi xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương cho người lao động, doanh nghiệp phải đảm bảo:

– Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động binh thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng;

– Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

– Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động binh thường.

Để đảm bảo nguyên tắc nêu trên, các doanh nghiệp phải điều chỉnh lại thang bảng lương cho người lao động như sau:

Vùng Mức lương
Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động binh thường
Vùng I 4.420.000 đồng/tháng
Vùng II 3.920.000 đồng/tháng
Vùng III 3.430.000 đồng/tháng
Vùng IV 3.070.000 đồng/tháng
Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đã qua đào tạo nghề, học nghề
Vùng I 4.729.400 đồng/tháng
Vùng II 4.194.400 đồng/tháng
Vùng III 3.670.100 đồng/tháng
Vùng IV 3.284.900 đồng/tháng
Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã qua đào tạo nghề, học nghề
Vùng I 4.965.870 đồng/tháng
Vùng II 4.404.120 đồng/tháng
Vùng III 3.853.605 đồng/tháng
Vùng IV 3.449.145 đồng/tháng
Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã qua đào tạo nghề, học nghề
Vùng I 5.060.458 đồng/tháng
Vùng II 4.488.008 đồng/tháng
Vùng III 3.927.007 đồng/tháng
Vùng IV 3.514.843 đồng/tháng

4.2. Trường hợp được miễn thủ tục gởi thang lương, bảng lương, định mức lao động

Theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định 121/2018/NĐ-CP quy định:

Kế từ ngày 1/11/2018 đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

5. Hình thức trả lương

– Căn cứ vào Điều 94 Bộ luật lao động 2012; Điều 22 Nghị định 052015/NĐ- CP; Điều 4 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 4 Điều 14 Thông tư 47/2015TT-BLĐTBXH, quy định và hướng dẫn thực hiện về hình thức trả lương như sau:

  1. Người sử dụng lao động có quyên lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Hình thức trả lương đã chọn phải được duy trì trong một thời gian nhất định; trường hợp thay đối hình thức trả lương, thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày.

1.1. Tiền lương theo thời gian (theo tháng, theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ) được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc thực tế theo tháng, tuần, ngày, giờ, cụ thể:

a) Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động;

b) Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;

c) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc binh thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày;

d) Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc binh thường trong ngày theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động.

1.2. Tiền lương theo sản phâm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.

1.3. Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

Căn cứ các hình thức trả lương nêu trên, tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động lựa chọn hình thức trả lương bảo đảm tiền lương được trả gắn với kết quả công việc, khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả, năng suất lao động. Việc lựa chọn hoặc thay đổi hình thức trả lương phải thể hiện trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thê.

  1. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản.
6. Kỳ hạn trả lương

Căn cứ vào Điều 95 Bộ luật lao động 2012; Điều 23 Nghị định 05/2015/NĐ-CP; Điều 5 Thông t  23/⁄2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 4 Điều 14 Thông t 47/2015/TT-BLĐTBXH, quy định và hướng dẫn thực hiện kỳ hạn trả lương như sau:

6.1. Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần

Khoản 1 Điều 95 Bộ luật lao động 2012 quy định:

Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận, nhưng ít nhật 15 ngày phải được trả gộp một lần.

6.2. Người lao động hưởng lương tháng

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 95 Bộ luật lao động 2012; Điều 23 Nghị định 05⁄2015NĐ-CP; Điều 5 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 4 Điều 14 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, quy định và hướng dẫn thực hiện kỳ hạn trả lương đối với người lao động hưởng lương tháng như sau:

  1. Người lao động hưởng lương tháng được trả tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả vào thời điểm trả lương.
  2. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cô định trong tháng _

6.3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán

Khoản 3 Điều 95 Bộ luật lao động 2012 quy định:

Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nêu công việc phải làm trong nhiêu tháng thì hàng tháng được tạm ứng Tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

7. Nguyên tắc trả lương

Căn cứ vào Điều 96 Bộ luật lao động 2012; Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì nội dung nguyên tắc trả lương được quy định như sau:

  1. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
  2. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thê trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:

a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;

b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiên trả chậm nhân với lãi suất trân huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bô tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trân lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.

8. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

8.1. Tiền lương làm thêm giờ

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 97 của Bộ luật lao động 2012; Khoản l, 2, 5 Điều 25 Nghị định 05⁄2015/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư 23/2015⁄/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 4 Điều 14 Thông tư 47/2015TT-BLĐTBXH, thì nội dung quy định chỉ tiết và hướng dẫn thực hiện về Tiền lương làm thêm giờ như sau:

  1. Người lao động được trả lương làm thêm giờ được quy định như sau:

1.1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc binh thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 104 của Bộ luật lao động và được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc binh thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm

Trong đó:

a) Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc binh thường được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không quá 208 giờ đối với công việc có điều kiện lao động, môi trường lao động binh thường và không kể số giờ làm thêm). Trường hợp trả lương theo ngày hoặc theo tuần, thì tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả của ngày hoặc tuần làm việc đó (trừ Tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong ngày hoặc trong tuần (không quá 8 giờ/ngày và không kế số giờ làm thêm).

Tiền lương giờ thực trả nêu trên không bao gồm Tiền lương làm thêm giờ, Tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động: tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động:

b) Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc binh thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường:

c) Mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc binh thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng  tuần;

đ) Mức ít nhất bằng 300% so với Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc binh thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động, đôi với người lao động hưởng lương theo ngày.

Người lao động hưởng lương ngày là những người có Tiền lương thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động theo ngày và chưa bao gồm tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động.

1.2. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận làm việc ngoài thời giờ làm việc binh thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc theo định mức lao động đã thỏa thuận và được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc binh thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm

Trong đó:

a) Mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc binh thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường;

b) Mức ít nhất bằng 200% so với đơn giá Tiền lương sản phẩm của ngày làm việc binh thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hàng  tuần;

c) Mức ít nhật bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc binh thường, áp dụng đối với sản phâm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

  1. Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần quy định tại Điều 110 của Bộ luật Lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần theo quy định tại Khoản 3 Điều 115 của Bộ luật Lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần.

8.2. Tiền lương làm việc vào ban đêm

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 97 của Bộ luật lao động 2012; Khoản 3 Điều 25 Nghị định 05/2015/NĐ-CP và Điều 7 Thông tư 23/⁄2015/TT-BLĐTBXH, thì nội dung tiền lương làm việc vào ban đêm được quy định và hướng dẫn thực hiện như sau:

Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% Tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc Tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc binh thường.

  1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm việc ban đêm = (Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc binh thường + Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc binh thường x Mức ít nhất 30%) x Số giờ làm việc vào ban đêm

Trong đó: Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc binh thường được xác định theo điểm a, Khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

  1. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, Tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm việc vào ban đêm = (Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc binh thường + Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc binh thường x Mức ít nhất 30%) x Số sản phẩm làm vào vào ban đêm

8.3. Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm

– Khoản 3 Điều 97 của Bộ luật lao động 2012; Khoản 4 Điều 25 Nghị định 05/2015/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư 23/⁄2015/TT-BLĐTBXH, thì nội dung tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được quy định và hướng dẫn thực hiện như sau:

Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 25 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc binh thường hoặc của ngày nghỉ hàng tuần hoặc của ngày lễ, tết.

  1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = (Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc binh thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% + Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc binh thường x Mức ít nhất 30% + 20% x Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc binh thường hoặc của ngày nghỉ hàng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương) x Số giờ làm thêm vào ban đêm

Trong đó:

a) Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc binh thường được xác định theo điểm a, Khoản 1 Điều 6 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH;

b) Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc binh thường hoặc của ngày nghỉ hàng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:

– Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc binh thường, được tính ít nhất bằng 100% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc binh thường đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm); ít nhất bằng 150% so với Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc binh thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm).

– Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ hằng  tuần, được tính ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc binh thường.

– Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc binh thường.

  1. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = (Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc binh thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% + Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc binh thường x Mức ít nhất 30% + 20% x Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc binh thường hoặc của ngày nghỉ hàng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương) x Số sản phẩm làm thêm vào ban đêm

Trong đó:

a) Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc binh thường hoặc của ngày nghỉ hàng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:

– Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc binh thường, được tính ít nhất bằng 100% so với đơn giá Tiền lương sản phẩm của ngày làm việc binh thường đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm); ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc binh thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm);

– Đơn giá Tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày nghỉ hàng    tuần, được tính ít nhất bằng 200% so với đơn giá sản phẩm của ngày làm việc binh thường.

– Đơn giá sản phâm vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất bằng 300% so với đơn giá sản phẩm của ngày làm việc binh thường.

9. Tiền lương ngừng việc và Tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc

9.1. Tiền lương ngừng việc

Căn cứ vào Điều 98 Bộ luật lao động 2012 quy định:

Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

  1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương.
  2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương: những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
  3. Nếu vì sự cô về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thâm quyển hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tôi thiêu vùng do Chính phủ quy định.

9.2. Tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc

Khoản 1 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định tiền lương làm căn cứ đề trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc như sau:

Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc là tiền lương phi trong hợp đồng lao động khi người lao động phải ngừng việc và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian.

Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế theo tháng, tuần, ngày, giờ, cụ thể:

a) Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động: _

b) Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần; ca

c) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở Tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc binh thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn;

đ) Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc binh thường trong ngày theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động.

  1. Trả lương thông qua người cai thầu

– Điều 99 Bộ luật lao động 2012 quy định:

  1. Nơi nào sử dụng người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự thì người sử dụng lao động là chủ chính phải có danh sách và địa chỉ của những người này kèm theo danh sách những người lao động làm việc với họ và phải bảo đảm việc họ tuầntheo quy định của pháp luật về trả lương, an toàn lao động, vệ sinh lao động.
  2. Trường hợp người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự không trả lương hoặc trả lương không đầy đủ và không bảo đảm các quyên lợi khác cho người lao động, thì người sử dụng lao động là chủ chính phải chịu trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyên lợi đó cho người lao động.

Trong trường hợp này, người sử dụng lao động là chủ chính có quyên yêu cầu người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự đến bù hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.

11. Tạm ứng tiến lương và tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người Ìlao động trong thời gian ngừng việc

11.1. Tạm ứng Tiền lương

Điều 100 Bộ luật lao động 2012 quy định:

  1. Người lao động được tạm ứng Tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận.
  2. Người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tôi đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự.

11.2. Tiền lương làm căn cứ để tạm ứng cho người lao động

Khoản 5 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chị tiết như sau:

Tiền lương làm căn cứ để tạm ứng cho người lao động trong thời gian tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định tại Khoản 2 Điều 100 hoặc bị tạm đình chỉ công việc quy định tại Điều 129 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kê trước khi người lao động tạm thời nghỉ việc hoặc bị tạm đình chỉ công việc và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, cụ thể:

Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế theo tháng, tuần, ngày, giờ, cụ thể:

a) Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động: _

b) Tiền lương tuầnđược trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;

c) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc binh thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn;

đ) Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở Tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc binh thường trong ngày theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động.

12. Khấu trừ tiền lương và tiền lương làm căn cứ để khẩu trừ cho người lao động

12.1. Khẩu trừ Tiền lương

Điều 101 Bộ luật lao động 2012 quy định:

  1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bôi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật lao động 2012.
  2. Người lao động có quyền được biết lý do khẩu trừ tiền lương của mình.
  3. Mức khấu trừ tiền lương hàng tháng không được quá 30% Tiền lương hàng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuê thu nhập.

12.2. Tiền lương làm căn cứ để khẩu trừ cho người lao động

Khoản 6 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì tiền lương làm căn cứ đề khẩu trừ cho người lao động được quy định:

Tiền lương làm căn cứ khấu trừ tiền lương của người lao động để bôi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị là tiền lương thực tế người lao động nhận được hàng   tháng sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có) theo quy định.

13. Chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương 194 – Điều 102 Bộ luật lao động 2012 quy định:

Các chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thê hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động.

14. Tiền thưởng

– Điều 103 Bộ luật lao động 2012 quy định:

  1. Tiền thưởng là khoản tiên mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. _
  2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thê lao động tại cơ SỞ.
15. Tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ lễ tết, nghỉ việc riêng có hướng lương

15.1. Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm

Khoản 2, Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều ] Nghị định 148/2018/NĐ-CP quy định chỉ tiết như sau:

Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm tại Điều 111; ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Điều 112;ngày – nghỉ lễ, tết tại Điều 115 và ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương tại Khoản 1 Điều ll6 _ của Bộ luật lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động chia cho số ngày làm việc binh thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ hàng   năm, nghỉ hàng   năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương.

15.2. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hãng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hãng năm

Khoản 3, 4 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chỉ tiết như sau:

“3. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hàng   năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm tại Điều 114 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

a) Đối với người lao động đã làm việc từ đủ 06 tháng trở lên là Tiền lương binh quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liên kể trước khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm. Đối với người lao động chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm vì các lý do khác là tiền lương binh quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kê trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hàng   năm);

b) Đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 06 tháng là tiền lương binh quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc.

  1. Tiền lương tính trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng   năm là tiền lương quy định tại Khoản 3 Điều này chia cho số ngày làm việc binh thường theo quy định của người sử dụng lao động của tháng trước liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động tính trả, nhân với số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm.”.
Chương II. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Mục 1. Đối tượng tham gia và các chế độ được hưởng khi tham giá bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Căn cứ vào Khoản 1, 2, 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm.

  1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kê cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động:

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng:

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tỔ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

¡) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

  1. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có 7° Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/1 1/2014. (Gọi tắt là Luật Bảo hiệm xã hội 2014) 196 thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
  2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thô Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thê, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
4. Các chế độ được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.1. Chế độ ốm đau

2.1.1. Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau

– Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c,d, đ, h Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể như sau:

  1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng áp dụng chế độ ốm đau, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kế cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới l5 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động:

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng:

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

đ) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yêu hưởng lương như đối với quân nhân;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng Tiền lương.

2. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đôi tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

– Tại các điểm a b c d ở khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115⁄2015NĐ-CP quy định chị tiết về đối tượng được hưởng chế độ ốm đau như sau:

  1. Người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ ốm đau, bao gồm:

“a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kê cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật vê lao động:

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý Điều hành hợp tác xã có hưởng Tiền lương:”

  1. Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ ỗm đau như sau:

“b) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đâu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

2.1.2. Điều kiện hướng chế độ ốm đau

– Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

  1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

  1. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ỗm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

– Điều 3 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chỉ tiết và hướng dẫn thực hiện Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

  1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:

a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

b) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

c) Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

  1. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:

a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bố sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiên chất.

b) Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động: nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2.1.3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

Căn cứ vào Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 4 Thông tư số  39/⁄2015/TT-BLĐTBXH quy định và hướng dẫn thực hiện như sau:

  1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm được tính theo ngày làm việc không kế ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hàng tuần theo quy định của pháp luật về lao động. Thời gian này được tính kê từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động. Thời gian hưởng được quy định như sau:

a) Người lao động làm việc trong điều kiện binh thường thì được hưởng:

– Tối đa 30 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;

– Tối đa 40 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

– Tối đa 60 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên;

b) Người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được được thêm 10 ngày/năm so với điều kiện binh thường. Cụ thể:

– Tối đa 40 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;

– Tối đa 50 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

– Tối đa 70 ngày/năm, nêu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên;

Việc xác định người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên để tính thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm, được căn cứ vào nghề, công việc và nơi làm việc của người lao động tại thời điểm người lao động bị ốm đau, tai nạn.

  1. Người lao động nghỉ việc do mặc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

a) Tối đa 180 ngày/năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng  tuần;

b) Trường hợp người lao động đã hưởng hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tiếp tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

3. Thời gian hướng chế độ ốm đau đôi với người lao động là Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiỆp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yêu hưởng lương như đối với quân nhân được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

4. Trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động thì thời gian ốm đau, tai nạn trùng với thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương không được tính hưởng trợ cập ốm đau; thời gian nghỉ việc do bị ốm đau, tai nạn ngoài thời gian nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương được tính hưởng chế độ ốm đau theo quy định.

5. Trường hợp người lao động có thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đâu năm sau thì thời gian nghỉ hưởng chế độ ỗm đau của năm nào tính vào thời gian hưởng chế độ m đau của năm đó.

2.1.4. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau

Căn cứ vào Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 5 Thông tự số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định và hướng dẫn thực hiện như sau:

  1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tôi đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

Thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hàng  tuần theo quy định. Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

a) Trường hợp trong cùng một thời gian người lao động có từ 2 con trở lên dưới 7 tuổi bị ốm đau, thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được tính bằng thời gian thực tế người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm đau; thời gian tối đa người lao động 200 nghỉ việc trong một năm cho mỗi con được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội (tức là được tính theo số ngày chăm sóc con tôi đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến đưới 07 tuổi.).

b) Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì tùy theo điều kiện của mỗi người để luân phiên nghỉ việc chăm sóc con ốm đau, thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm của người cha hoặc người mẹ cho mỗi con theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội (tức là được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con đưới 03 tuổi; tôi đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi).

c) Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, cùng nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau thì cả cha và mẹ đều được giải quyết hưởng chế độ khi con ốm đau; thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm của người cha hoặc người mẹ cho mỗi con theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội (tức là được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.).

  1. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng   tuần.

2.1.5. Mức hướng chế độ ốm đau

– Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

  1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đâu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

  1. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:

a) Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;

b) Bằng 55% mức Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kê trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

c) Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

3. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kể trước khi nghỉ việc.

4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

– Điều 6 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chỉ tiết và hướng dẫn thực hiện Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

  1. Mức hưởng chế độ ỗm đau theo quy định tại khoản ] Điều 26 và Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội được tính như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau = (Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước : 24 ngày) x 75% x Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau

– Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng  tuần.

  1. Mức hưởng chế độ m đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cân chữa trị dài ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội được tính như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày = Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Trong đó:

a) Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu. Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính như sau:

– Bằng 65% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;

– Bằng 55% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

– Bằng 50% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đưới 15 năm.

b) Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kẻ. Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì cách tính mức hưởng chế độ ốm đau cho những ngày này như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày = Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc : 24 ngày x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Trong đó:

– Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại điểm a khoản này.

– Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng  tuần.

  1. Trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau ngay trong tháng đâu thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên Tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.
  2. Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
  3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do bị mặc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, người lao động được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đóng cho người lao động.
  4. Không điều chỉnh mức hưởng chế độ ốm đau khi Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.

2.1.6. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau

– Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

  1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm . theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyên tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

  1. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hổi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

b) Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;

c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

– Điều 7 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chỉ tiết và hướng dẫn thực hiện Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

  1. Người lao động đã hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong năm, kể cả người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cân chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, trong khoảng thời gian 30 ngày đâu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 29 của Luật bảo hiểm xã hội.
  2. Người lao động đủ Điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm nào thì thời gian nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính cho năm đó.
  3. Trường hợp người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Điều 8. Hồ sơ, giải quyết hướng chế độ ốm đau

  1. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 100 và Điều 102 của Luật bảo hiểm xã hội. _
  2. Người lao động có trách nhiệm nộp hỗ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100 của Luật bảo hiểm xã hội cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kê từ ngày trở lại làm việc.

2.2. Chế độ thai sản

Điều 157 Bộ luật lao động 2012 quy định về nghỉ thai sản:

  1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

  1. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
  2. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.
  3. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thê trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.

Trong trường hợp này, ngoài Tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2.2.1. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản

Đối tượng áp đụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h Khoản 1, Khoản 2 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể như sau:

  1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng chế độ thai sản, bao gồm:

a) Viên chức;

đ) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu:

đ) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yêu hưởng lương như đối với quân nhân;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng Tiền lương:

  1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghẻ do cơ quan có thầm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

2.2.2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

– Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

  1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh that, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

  1. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
  2. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
  3. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định và hướng dẫn thực hiện như sau:

Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như Sau:

  1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau: :

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày l5 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuÔi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

2. Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;

b) Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.

3. Trong thời gian đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà lao động nữ phải nghỉ việc để khám thai, sây thai, nạo, hút tha1, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai thì được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33 và 37 của Luật bảo hiểm xã hội.

2.2.3. Thời gian hưởng chế độ thai sản

2.2.3.1. Thời gian hướng chế độ khi khám thai

– Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

  1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không binh thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
  2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng  tuần.

2.2.3.2. Thời gian hướng chế độ khi sấy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

– Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

  1. Khi sây thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tôi đa được quy định như sau:

a) 10 ngày nếu thai đưới 05 tuần tuổi:

b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuầntuổi đến đưới 13 tuần tuổi;

c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

đ) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

  1. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

2.2.3.3. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

– Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định.

  1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

  1. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con đưới 32 tuầntuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kê từ ngày vợ sinh con.

  1. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này: thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
  2. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật này mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
  3. Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
  4. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thắm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
  5. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cá ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

2.2.3.4. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi

Căn cứ vào Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 11 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi được quy định:

Người lao động nhận nuôi con nuôi đưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 nhưng không nghỉ việc thì chỉ được hưởng trợ cập một lần quy định tại Điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội 2014.

2.2.3.5. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

– Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

  1. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ – thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tôi đa được quy định như sau:

a) 7 ngày đôi với lao động nữ đặt vòng tránh thai;

b) 15 ngày đôi với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

  1. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng  tuần.

2.2.4. Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

– Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

  1. Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sây thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật này. Trongtrường hợp kế từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng  tuần.
  2. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
  3. Chính phủ quy định chi tiết chế độ thai sản, thủ tục hưởng chế độ thai sản của 208 lao động nữ mang thaI hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.

2.2.4.1. Chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ

Điều 3 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định:

Chế độ thai sản đôi với lao động nữ mang thai hộ theo quy định tại Khoản Ì Điều 35 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

  1. Lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày: trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không binh thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản này tính theo ngày làm việc không kế ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng   tuần.

  1. Lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, khi sây thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến đưới 13 tuầntuổi;

c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuầntuổi;

đ) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng    tuần.

  1. Lao động nữ mang thai hộ khi sinh con mà có đủ Điều kiện quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội thì được hưởng các chế độ sau:

a) Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con;

b) Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến ngày giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội;

Trong trường hợp kề từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ hoặc thời điểm đứa trẻ chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng    tuần.

Thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ là thời điểm ghi trong văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.

c) Sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này, trong 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động nữ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con.

4. Khi lao động nữ mang thai hộ sinh con thì người chồng đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội.

5. Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội và được tính trên cơ sở mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ.

Trường hợp lao động nữ mang thai hộ đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này là mức binh quân Tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

  1. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, thời gian này lao động nữ mang thai hộ và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp lao động nữ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

2.2.4.2. Chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ

Điều 4 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chỉ tiết:

Chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

  1. Người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con thì được hưởng các chế độ sau:

a) Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này;

Trường hợp lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này thì người chồng đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đan, thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con.

b) Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ thêm O1 tháng:

Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không nghỉ việc thì ngoài Tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

c) Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết hoặc gặp rủi ro mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền khi con chưa đủ 06 tháng tuổi thì người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định tại Điểm b Khoản này:

d) Trường hợp người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại Điểm c Khoản này đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định tại Điểm b Khoản này:

đ) Trường hợp sau khi sinh con, nếu con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết thì người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội.

  1. Mức hưởng chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội và được tính trên cơ sở mức binh quân Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ.
  2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, thời gian này người mẹ nhờ mang thai hộ và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm nhận con thì thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

2.2.5. Mức hưởng chế độ thai sản

2.2.5.1. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

– Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

2.2.5.2. Mức hưởng chế độ thai sản

Căn cứ vào Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 12 Thông tư 59/2015⁄TT-BLĐTBXH thì nội dung mức hưởng chế độ thai san được quy định:

  1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
  2. a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liên kề gần nhất trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.

Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Đối với trường hợp người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 ngay trong tháng đầu thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cập theo tháng chia cho 30 ngày.

  1. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Nội dung được hướng dẫn như sau:

a) Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời hạn hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

b) Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi đưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

c) Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kế từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

đ) Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

  1. Mức hưởng chế độ thai sản của người lao động không được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.
  2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 này, được ghi theo mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.

Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

2.2.6. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con

– Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

  1. Lao động nữ có thê đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đầy:

a) Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhật được 04 tháng:

b) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

2. Ngoài Tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này.

2.2.7. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

– Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

  1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hỏi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyến tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

  1. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

– Điều 13 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định và hướng dẫn thực hiện như sau:

  1. Lao động nữ, lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 41 của Luật bảo hiểm xã hội và điểm c khoản 3 Điều 3 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
  2. Lao động nữ đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm nào thì thời gian nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính cho năm đó.

2.2.8. Thời gian giải quyết hướng chế độ thai sản

– Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

  1. Trong thời hạn 45 ngày kế từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hỗ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ  sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình số bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

  1. Trong thời hạn 10 ngày kê từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
  2. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:

a) Trong thời hạn 10 ngày kê từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kê từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chỉ trả cho người lao động.

4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2.2.9. Thời gian giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản

– Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

  1. Trong thời hạn 10 ngày kế từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
  2. Trong thời hạn 10 ngày kê từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2.2.10. Thời gian người lao động nộp hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản 214 Khoản 2 Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện như sau:

Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kê từ ngày trở lại làm việc.

Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình số bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.

2.3. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

  1. Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

– Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h Khoản 1, Khoản 2 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

  1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kế cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động:

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yêu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiỆp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yêu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yêu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý Điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

  1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đôi tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

2.3.2. Điều kiện hướng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghệ nghiệp

2.3.2.1. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

– Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động được áp đụng tại Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2013 nội dụng như sau:

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kế cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tăm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyên bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghềẻ nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản l1 Điều 40 của Luật này.

2.3.2.2. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghệ nghiệp

Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp được áp dụng tại Điều 46 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, nội dung như sau:

  1. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này:

b) Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại điểm a khoản này.

2. Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét, giải quyết chế độ theo quy định của Chính phủ.

2.3.3. Mức hướng chế độ bảo hiểm tại nạn lao động, bệnh nghệ nghiệp

2.3.3.1. Trợ cấp một lần

Mức hưởng trợ cấp một lần được áp dụng tại Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, nội dung như sau:

  1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
  2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mặc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đâu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là Tiền lương của chính tháng đó.

2.3.3.2. Trợ cấp hàng tháng

Mức hưởng trợ cấp hằng tháng được áp dụng tại Khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, nội dung như sau:

  1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng.
  2. Mức trợ cấp hàng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hàng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức Tiền lương đóng vào quỹ của tháng liên kể trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

3. Việc tạm dừng, hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội; hồ sơ, trình tự giải quyết hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng thực hiện theo quy định tại Điều 113 và Điều 114 của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý đo; việc quyết định chấm dứt hưởng phải căn cứ vào kết luận, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng khi chuyển đến ở nơi khác trong nước có nguyện vọng hưởng trợ cấp tại nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng. Trong thời hạn 05 ngày, kế từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

6. Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng, trợ cấp phục vụ được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

2.3.4. Thời điểm hưởng trợ cấp

Thời điểm hưởng trợ cấp được áp dụng tại Điều 50 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, nội dung như sau:

  1. Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các điều 48, 49 và 52 của Luật này được tính từ tháng người lao động điều trị Ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không Điều trị nội trú; trường hợp giám định tông hợp mức suy giảm khả năng lao động quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này, thời điểm trợ cấp được tính kế từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng hoặc từ tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.

Trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sau đó không xác định được thời điểm điều trị Ôn định xong, ra viện thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thời điểm hưởng trợ cấp tính từ tháng người lao động được cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

  1. Trường hợp người lao động được đi giám định mức suy giảm khả năng lao động quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 47 của Luật này thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

2.3.5. Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chữnh hình

Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình được áp dụng tại Điều 5] Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, nội dung như sau:

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tôn thương các chức năng hoạt động của cơ thê thì được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoại, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn, kỹ thuật.

2.3.6. Trợ cấp phục vụ

Trợ cấp phục vụ được áp dụng tại Điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, nột dung như sau:

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sông 218 hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thân thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 49 của Luật này, hàng   tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

2.3.7. Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được áp dụng tại Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, nội dung như sau:

Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  2. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
  3. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất trong trường hợp người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật bảo hiểm xã hội.

2.3.8. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi Điều trị thương tật, bệnh tật

Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được áp dụng tại Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, nội dung như sau:

  1. Người lao động sau khi điều trị ôn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hỏi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc thì người lao động vẫn được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật theo quy định tại khoản 2 Điều này nêu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động đủ Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

  1. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;

b) Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;

c) Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.

3. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng O1 ngày bằng 30% mức lương cơ SỞ.

2.3.9. Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghệ nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động

Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiêu người sử dụng lao động thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 37/2016/NĐ-CP“:

Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động quy định tại Khoản 2 Điều 43 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

  1. Hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng hoặc một lần được tính trên cơ sở tổng các mức tiền lương làm căn cứ đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tất cả các hợp đồng lao động tại thời Điểm xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nhưng không quá mức tối đa theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.
  2. Chế độ hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp; khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; huân luyện an toàn, vệ sinh lao động và phục hồi chức năng lao động quy định tại Nghị định này và các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. |

2.3.10. Hỗ trợ chuyển đổi nghệ nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc

Hồ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật an toàn, vệ sinh lao động:

  1. Trường hợp người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý theo quy định tại khoản 8 Điều 38 của Luật này, nếu phải đào tạo người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp thì được hỗ trợ học phí.
  2. Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá mười lăm lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tôi đa đôi với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.

2.3. 10. 1. Điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghệ nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghệ nghiệp khi trở lại làm việc

Điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 37/2019/NĐ-CP:

Người lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đôi công việc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Điều 55 Luật an toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên;
  2. Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyên quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của người lao động nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi công việc.

2.3.10.2. Mức và thẩm quyên quyết định hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp

Múc và thẩm quyên quyết định hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp Điều 8 Nghị định 37/2016/NĐ-CP:

  1. Học phí quy định tại Khoản 2 Điều 55 được tính trên cơ sở giá dịch vụ đào tạo nghề theo quy định của cơ quan nhà nước có thầm quyền.
  2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định cụ thể mức hỗ trợ cho từng đối tượng nhưng không quá 50% mức học phí và không quá 15 lần mức lương cơ sở.

2.3.11. Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp _

Quy định về hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản Ì, điểm a, b và điểm d khoản 2, khoản 3 Điều 56 của Luật an toàn, vệ sinh lao động và các Điều 11, 12, 15, 16,19, 20, 23 và Điều 24 của Nghị định số 37/2016/NĐ-CP:

  1. Hằng năm, Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghẻ nghiệp dành tối đa 10% nguôn thu để hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  2. Các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ bao gồm:

a) Khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp:

b) Phục hồi chức năng lao động:

đ) Huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thuộc đối tượng quy định tại khoản I và khoản 2 Điều 14 của Luật này.

  1. Việc hỗ trợ các hoạt động quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này không bao gồm phân chi phí do Quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả theo quy định của Luật bảo hiểm V tế hoặc chi phí do người sử dụng lao động đã hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.

2.3.11.1. Điều kiện và mức hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp

221 2.3.11.1.1. Điều kiện hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Điều 11 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP quy định:

Người lao động được hỗ trợ chi phí khám bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điêm a Khoản 2 Điều 56 Luật an toàn, vệ sinh lao động quy định như sau:

  1. Đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này có đủ Điều kiện sau đây:

a) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liên kể trước của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động, –

b) Người sử dụng lao động thực hiện quan trắc môi trường lao động theo quy định;

c) Người lao động được đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghẻ nghiệp là người đã được phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ Điều kiện.

  1. Đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định này khi đi khám phát hiện bệnh nghềẻ nghiệp phải còn trong thời gian bảo đảm bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2.3.11.1.2. Mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghệ nghiệp

Điều 12 Nghị định số 37/2016NĐ-CP quy định:

  1. Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời Điểm người lao động khám bệnh nghề nghiệp sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 1/3 mức lương cơ sở/người/lần khám.
  2. Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.
  3. Người lao động có thời gian làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp đã nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển sang đơn vị khác được Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả 100% mức chi khám bệnh nghề nghiệp. _

2.3.11.2. Điều kiện và mức hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp

2.3.11.2.1I. Điều kiện hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghệ nghiệp cho người lao động

Điều 15 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP quy định:

Người lao động được hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 56 Luật an toàn, vệ sinh lao động quy định như sau:

  1. Đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này có đủ Điều kiện sau đây:

a) Đã được chân đoán bị bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ Điều kiện;

b) Đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động đủ 12 tháng trở lên và đang được tham gia tính đến tháng liền kề trước của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

c) Người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghệ nghiệp cho người lao động trong thời gian người lao động làm các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp;

đ) Người sử dụng lao động đã tổ chức khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định.

  1. Đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định này đã đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp và trong thời gian bảo đảm bệnh nghề nghiệp.

2.3.11.2.2. Mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp

Điều 16 Nghị định số 37/2016NĐ-CP quy định:

  1. Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí chữa bệnh nghẻ nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời Điểm người lao động chữa bệnh nghệ nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 10 lần mức lương cƠ SỞ/nBƯỜI.
  2. Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.

2.3.11.3. Điều kiện và mức hỗ trợ phục hồi chức năng lao động

2.3.11.3.1. Điều kiện hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động

Điều 19 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP quy định:

Người lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 56 Luật an toàn, vệ sinh lao động quy định như sau:

  1. Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động:
  2. Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2.3.11.3.2. Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động

Điều 20 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP quy định:

  1. Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động tối đa bằng 50% chỉ phí phục hồi chức năng lao động sau khi đã được bảo hiểm y tế chỉ trả, nhưng không vượt quá 02 lần mức lương cơ sở/người/lượt.
  2. Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.

2.3.11.4.. Điều kiện và mức hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

2.3.11.4.1. Điều kiện hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Điều 23 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP quy định:

Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động quy định tại Khoản 4 Điều 56 Luật an toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các Điều kiện sau:

  1. Thực hiện đúng quy định pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động:
  2. Người lao động được hỗ trợ huân luyện an toàn, vệ sinh lao động là người lao động có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định đủ từ 12 tháng trở lên tính đến tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí huân luyện an toàn, vệ sinh lao động.

2.3.11.4.2. Mức hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Điều 24 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP quy định:

  1. Mức hỗ trợ kinh phí huân luyện an toàn, vệ sinh lao động được tính trên cơ sở các đối tượng tham gia huân luyện an toàn, vệ sinh lao động theo mức tối đa như sau:

a) Không quá 01 lần mức lương cơ sở/người đối với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động;

b) Không quá 1/2 mức lương cơ sở/người đối với người lao động làm công việc có yêu cầu nghiểm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

c) Không quá 1/4 mức lương cơ sở/người đối với người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động; người làm công tác y tế; an toàn, vệ sinh viên.

  1. Mức hỗ trợ tối đa bằng 30% mức giá dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định

2.4. Chế độ hưu trí

2.4.1. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí

– Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí là người lao động được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

  1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng hưởng chế độ hưu trí khi tham g1a bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kế cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động:

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng:

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yêu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yêu hưởng lương như đổi với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân 224 phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương:

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

  1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

2.4.2. Điều kiện hướng lương hưu

2.4.2.1. Người lao động là công dân Việt Nam

Đối với người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng hưởng chế độ hưu trí khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại điểm điểm a, b, c, đ,g,h, ¡ Khoản 1, Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thực hiện theo Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, nội dung như sau:

  1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h, i Khoản 1, Khoản 2 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hâm lò;

đ) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

  1. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;

b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

  1. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.
  2. Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điềm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này.

– Điều 15 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy địnhchi tiết và hướng dẫn thực hiện về Điều kiện hưởng lương hưu được quy định tại điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, nội dung như sau

  1. Người lao động từ đủ 50 tuổi trở lên khi nghỉ việc được hưởng lương hưu nêu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hằm lò quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
  2. Người lao động nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có tông thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành và thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu.
  3. Điều kiện hưởng lương hưu đối với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trân quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội, được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Việc xác định là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn được căn cứ vào thời điểm trước khi nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;

b) Thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm là thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

  1. Người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn thiếu tôi đa 06 tháng thì người lao động được lựa chọn đóng một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tông mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất để hưởng lương hưu. Người lao động được hưởng lương hưu tại tháng đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu và đã đóng đủ bảo hiểm xã hội cho số tháng còn thiếu.

2.4.2.2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

Tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định: “người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghẻ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam”

Điều kiện hưởng lương hưu đối với đối tượng nêu trên được quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 6 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, nội dung như sau:

Người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi trở lên khi nghỉ việc và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò được hưởng lương hưu. Công việc khai thác than trong hầm lò do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

d Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao, đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên thì được hưởng lương hưu.

2.4.3. Điều kiện hướng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

– Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

  1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và ¡ khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

  1. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;

b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

– Điều 16 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chỉ tiết và hướng dẫn thực hiện về Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động được quy định tại điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, nội dung như sau:

Người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% và đảm bảo điều kiện về tuổi đời theo bảng dưới đây:
Năm nghỉ lương hưu Điều kiện về tuổi đời đối với nam Điều kiện về tuổi đời đối với nữ
2016 Đủ 51 tuổi Đủ 46 tuổi
2017 Đủ 52 tuổi Đủ 47 tuổi
2018 Đủ 53 tuổi Đủ 48 tuổi
2019 Đủ 54 tuổi Đủ 49 tuổi
Từ 2020 trở đi Đủ 55 tuổi Đủ 50 tuổi
  1. Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi.
  2. Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

2.4.4. Mức hưởng chế độ hưu trí

2.4.4.1. Mức lương hưu hàng   tháng

2.4.4.1.1.. Quy định về mức lương hưu hàng   tháng

2.4.4.I.I.1. Người lao động là công dân Việt Nam

Đổi với người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng hưởng chế độ hưu trí khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại điểm điểm a, b, c, đ, g, h, i Khoản 1, Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thực hiện theo Khoản 2, 4, 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

l….

  1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hàng tháng của người lao động 228 đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

  1. Mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 5Š của Luật này được tính như quy định tại khoản l và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

  1. Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này. Từ đủ 16 năm đến đưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.
  2. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm ¡ khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này.

2.4.4.1.1.2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tạt Việt Nam

Khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hàng   tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

2.4.4.1.2.. Cách tính mức hưởng lương hưu hàng tháng

Cách tính mức hưởng lương hưu hàng tháng theo Luát Báo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 115/2015NĐ-CP, Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Mức lương hưu hằng tháng tại Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

  1. Mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
  2. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ Điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính như sau:

a) Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày O1 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tôi đa bằng 75%;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày O1 tháng 01 năm 2018 trở ởi, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tôi đa bằng 75%;

c) Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng O1 năm 2018 trở ởi, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Năm nghỉ hưu Số năm đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45%
2018 16 năm
2019 17 năm
2020 18 năm
2020 18 năm
Từ 2022 trở đi 20 năm
  1. Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu quy định tại Khoản 3 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội được xác định như SaU:

a) Người lao động làm việc trong điều kiện binh thường quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ: |

b) Người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì lầy mốc tuổi để tính là đủ 55 tuổi đối với nam và đủ 50 tuổi đối với nữ;

c) Người lao động làm công việc khai thác than trong hầm lò quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Nghị định này thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 50 tuổi;

đ) Trường hợp hồ sơ của người lao động không xác định được ngày, tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để tính tuổi làm cơ sở tính số năm nghỉ hưu trước tuổi.

2.4.4.2. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

2.4.4.2.I.. Trường hợp trợ cấp một lần khi nghỉ hưu 230 Khoản 1 Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định trường hợp được trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:

Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

2.4.4.2.2.. Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Khoản 2 Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

2.4.4.3. Mức binh quân Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

2.4.4.3.1.. Quy định về mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

2.4.4.3.I.I. Người lao động là công dân Việt Nam

Múc binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần quy định tại Điều 62 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được áp dụng đối với các đổi tượng sau:

  1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ Tiền lương này thì tính binh quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

a) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính binh quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

b) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính binh quân của Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

c) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính binh quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

d) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính binh quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

đ) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính binh quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

e) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính binh quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

g) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính binh quân của Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

  1. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng báo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
  2. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính binh quân Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều này căn cứ vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trường hợp chưa đủ số năm quy định tại Khoản 1 Điều này thì tính binh quân Tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
  3. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên theo các mức tiền lương thuộc công việc sau đây chuyền sang làm công việc khác mà đóng bảo hiểm xã hội có mức lương thấp hơn thì khi nghỉ hưu được lấy mức lương cao nhất của công việc nêu tại Điểm a dưới đây hoặc mức Tiền lương trước khi chuyển ngành tương ứng với số năm quy định tại Khoản 1 Điều này để tính mức binh quân tiền lương làm cơ sở tính hưởng lương hưu:

a) Đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định;

b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân, sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân chuyền ngành làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

  1. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội được chuyển đôi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng bảo hiểm xã hội.
  2. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức binh quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nêu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề, được chuyên đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.

Trường hợp người lao động chuyên sang ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức binh quân Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

2.4.4.3.1.2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

Mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với công dân là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thâm duyên của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam thực hiện mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội 2014:

Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

2.4.4.3.2.. Cách tính mức binh quân Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn:

  1. Mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 1 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

a) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc : 60 tháng

b) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc : 72 tháng

c) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc : 96 tháng

d) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc : 120 tháng

đ) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm (180 tháng) cuối trước khi nghỉ việc : 180 tháng

e) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm (240 tháng) cuối trước khi nghỉ việc : 240 tháng

g) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng : Tổng số tháng đóng BHXH

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

  1. Mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng BHXH : Tổng số tháng đóng BHXH

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.

  1. Mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ Tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo khoản 3 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

Mbqtl = (Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định + Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định) : Tổng số tháng đóng BHXH

Trong đó:

a) Tổng số Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tông số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ Tiền lương do Nhà nước quy định với mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Trường hợp người lao động có từ 2 giai đoạn trở lên thuộc đối tượng thực hiện chế độ Tiền lương do Nhà nước quy định thì tông số Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ Tiền lương do Nhà nước quy định được tính như điểm a khoản này. Trong đó, tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là tông số các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của các gia1 đoạn.

  1. Lương hưu của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề có hoặc không có phụ cấp thâm niên nghề rồi mới nghỉ hưu, được thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 9 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyên sang ngành nghề không có phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lẫy mức binh quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề cao nhất (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề, được chuyên đối theo chế độ Tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.

b) Trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyên sang ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và khoản 1 Điều này.

c) Trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang các ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội không có phụ cấp thâm niên nghềẻ, sau đó lại chuyển sang các ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội có phụ cấp thâm niên nghẻ, hoặc ngược lại thì căn cứ vào ngành nghẻ cuối cùng trước khi nghỉ hưu (ngành nghề có được hưởng phụ cấp thâm niên nghề hoặc ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề) để tính mức lương hưu theo điểm a hoặc điêm b khoản này.

d) Trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyên sang các ngành nghề có hoặc không có phụ cấp thâm niên nghề, khi nghỉ hưu trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của những năm cuỗi đề tính lương hưu có thời gian đóng có phụ cấp thâm niên nghề có thời gian đóng không có phụ cấp thâm niên nghề, nếu mức lương hưu tính theo điểm b khoản này thấp hơn thì được lây Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên liền kê trước đó tương ứng với số năm quy định tại khoản 1 Điều này, được chuyển đổi theo chế độ Tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để tính mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

e) Trường hợp người lao động không thực sự đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề thì không thuộc diện áp dụng quy định tại khoản 6 Điều 9 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và quy định tại khoản này để tính lương hưu.

  1. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 09/1998/NĐ- CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trân (sau đây được viết là Nghị định số 09/1998/NĐ-CP); thời gian công tác ở cấp xã đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội, được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định để làm cơ sở tính mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

2.4.5. Điều chỉnh lương hưu

2.4.5.1. Chính sách điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đổi với cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động, người đang hướng trợ cấp mắt sức lao động

– Căn cứ Nghị định 88/2018/NĐ-CP và Thông tư 05/2018/TT-BLĐTBXH quy định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đổi với các đổi tượng là Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động, người đang hưởng trợ cấp mát sức lao động, nội dung như sau:

  1. Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; Quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yêu đang hưởng lương hưu hàng tháng trước ngày 01 tháng 7 năm 2018.

Từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của các đối tượng quy định này được tăng thêm 6,92% so với mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6 năm 2018. Cụ thể:

Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng từ tháng 7 năm 2018 = Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp tháng 6 năm 2018 x 1,692

  1. Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ- TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng trước ngày 01 tháng 7 năm 2018.

Từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của các đối tượng quy định này được tăng thêm 6,92% so với mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6 năm 2018. Cụ thể:

Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng từ tháng 7 năm 2018 = Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp tháng 6 năm 2018 x 1,692

2.4.5.2. Chính sách điều chỉnh lương hưu đổi với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng

2.4.5.2.1.. Đối tượng áp dụng

– Điều 2 Nghị định số 153/2018/NĐ-CP quy định đối tượng áp đụng:

Lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng.

2.4.5.2.2.. Mức Điều chỉnh

– Điều 3 Nghị định số 153/2018/NĐ-CP quy định Mức Điều chỉnh như sau:

  1. Lao động nữ tùy thuộc vào thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm bắt đâu hưởng lương hưu, mức lương hưu được Điều chỉnh bằng mức lương hưu tính theo quy định tại khoản 2 Điều 56 hoặc khoản 2 Điều 74 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 cộng với mức Điều chỉnh theo quy định.
  2. Mức điều chỉnh được tính bằng mức lương hưu tính theo quy định tại khoản 2 Điều 56 hoặc khoản 2 Điều 74 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 tại Thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu nhân với tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và Thời điểm bắt đâu hưởng lương hưu, cụ thể như sau:

Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội

Tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu:

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

20 năm

7,27%

5,45%

3,64%

1,82%

20 năm 01 tháng – 20 năm 06 tháng

7,86%

5,89%

3,93%

1,96%

20 năm 07 tháng – 21 năm

8,42%

6,32%

4,21%

2,11%

21 năm 01 tháng – 21 năm 06 tháng

8,97%

6,72%

4,48%

2,24%

21 năm 07 tháng – 22 năm

9,49%

7,12%

4,75%

2,37%

22 năm 01 tháng – 22 năm 06 tháng

10,00%

7,50%

5,00%

2,50%

22 năm 7 tháng – 23 năm

10,49%

7,87%

5,25%

2,62%

23 năm 01 tháng – 23 năm 06 tháng

10,97%

8,23%

5,48%

2,74%

23 năm 07 tháng – 24 năm

11,43%

8,57%

5,71%

2,86%

24 năm 01 tháng – 24 năm 06 tháng

11,88%

8,91%

5,94%

2,97%

24 năm 07 tháng – 25 năm

12,31%

9,23%

6,15%

3,08%

25 năm 01 tháng – 25 năm 06 tháng

10,91%

8,18%

5,45%

2,73%

25 năm 07 tháng – 26 năm

9,55%

7,16%

4,78%

2,39%

26 năm 01 tháng – 26 năm 06 tháng

8,24%

6,18%

4,12%

2,06%

26 năm 07 tháng – 27 năm

6,96%

5,22%

3,48%

1,74%

27 năm 01 tháng – 27 năm 06 tháng

5,71%

4,29%

2,86%

1,43%

27 năm 07 tháng – 28 năm

4,51%

3,38%

2,25%

1,13%

28 năm 01 tháng – 28 năm 06 tháng

3,33%

2,50%

1,67%

0,83%

28 năm 07 tháng – 29 năm

2,19%

1,64%

1,10%

0,55%

29 năm 01 tháng – 29 năm 06 tháng

1,08%

0,81%

0,54%

0,27%

  1. Mức lương hưu sau điều chỉnh theo quy định là căn cứ để tính điều chỉnh ở những lần Điều chỉnh lương hưu theo quy định tại Điều 57 Luật bảo hiểm xã hội.

Đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 30 tháng 6 năm 2018 thì thực hiện Điều chỉnh lương hưu theo 238 quy định tại khoản 1 Điều này trước, sau đó thực hiện được điều chỉnh theo quy định tại Nghị định số 88/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.

2.4.5.2.3.. Thời điểm điều chỉnh

– Điều 4 Nghị định số 153/2018/NĐ-CP quy định Thời điểm Điều chỉnh:

  1. Thời điểm thực hiện điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này được tính từ tháng lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu.
  2. Đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến trước ngày được nhận lương hưu mới theo quy định tại Nghị định này, được truy lĩnh phân lương hưu chếnh lệch tăng thêm giữa mức lương hưu trước và sau khi thực hiện điều chỉnh theo quy định tại Nghị định này.

2.4.5.3. Chính sách điều chỉnh lương hưu đổi với người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

Đối với các đối tượng là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì chính sách Điều chỉnh lương hưu thực hiện theo quy định tại Điều 57 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP:

Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

  1. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được Điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm = Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ Tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

a) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng binh quân năm và được xác định bằng biểu thức sau:

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm t = Chỉ số giá tiêu dùng binh quân năm của năm liền kề trước năm người lao động hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh binh quân của năm 1994 bằng 100% / Chỉ số giá tiêu dùng binh quân năm của năm t tính theo gốc so sánh binh quân của năm 1994 bằng 100%

Trong đó:

– t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

– Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).

b) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của các năm trước năm 1995 được lẫy bằng mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm 1994.

2.4.6. Thời điểm hưởng lương hưu

– Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

2.4.6.1. Người lao động là công dân Việt Nam

Điều 18 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chỉ tiết và hướng dẫn thực hiện về thời điểm hưởng lương hưu được quy định tại Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, nội dung như sau:

  1. Thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày 01 tháng liền kể sau tháng sinh của năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu. Trường hợp tháng sinh là tháng 12 thì thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày 01 của tháng 01 năm liền kề sau năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu.
  2. Thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu đổi với trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh (chỉ ghi năm sinh) là ngày 01 tháng 01 của năm liền kể sau năm người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu.
  3. Thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động đối với người có đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng có kết luận bị suy giảm khả năng lao động theo các trường hợp quy định tại Điều 16 của Thông tư này.
  4. Thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 59 của Luật bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người sử dụng lao động nộp hồ sơ chậm so với quy định thì phải có văn bản giải trình nêu rõ lý đo và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung giải trình.

  1. Thời điểm hưởng lương hưu đối với trường hợp không còn hồ sơ gốc quy định tại khoản 7 Điều 23 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là thời điểm ghi trong văn bản giải quyết của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

2.4.6.2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

Thời điểm hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 59 của Luật bảo hiểm xã hội 2014:

  1. Thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ Điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.
  2. Đối với người lao động là người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.

2.4.7. Bảo hiểm xã hội một lần

2.4.7.1. Đối tượng hướng BHXH một lần

2.4.7.1.1. Người lao động là công dân Việt Nam 240 Người lao động là công dân Việt Nam thực hiện theo Khoản Ì Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 8 Nghị định 115/2015NĐ-CP quy định chỉ tiết khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

– Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng đóng BHXH chưa đủ 20 năm;

– Sau một năm nghỉ việc nếu không đóng BHXH và có yêu câu nhận trợ cấp BHXH I1 lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH (theo Nghị quyết 93/2015/QH13 ngày 22/06/2015)

– Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cô chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn; Các bệnh, tật ngoài các bệnh trên có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự phục vụ được nhu câu sinh hoạt, cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn (theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 có hiệu lực áp dụng từ 01/03/2018)

– Ra nước ngoài đề định cư.

2.4.7.1.2.. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tạt Việt Nam.

Khoản 6 Điều 9 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định người lao động nêu trên mà có yêu câu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nễu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;

b) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cô chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyền sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

c) Người lao động đủ Điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không tiếp tục cư trú tại Việt Nam;

đ) Người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn.

2.4.7.2. Mức hướng BHXH một lần

2.4.7.2.1. Người lao động là công dân Việt Nan

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức binh quân Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

2.4.7.2.2.. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thực hiện mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau: 02 tháng mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

2.4.7.3. Cách tính hướng trợ cấp BHXH một lần

Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định và hướng dẫn:

  1. Bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội, Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hướng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động và Điều § Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.

Mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội, Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Điều 20 Thông tư này. Trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định chưa đủ số năm cuối quy định tại khoản 1 Điều 20 của Thông tư này thì tính binh quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

  1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
  2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của từng thời kỳ, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP. Việc tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện như người lao động không được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, sau đó trừ đi số tiền nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng tổng số tiền Nhà nước hỗ trợ của từng tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mức hỗ trợ của từng tháng được tính theo công thức sau:

Số tiền Nhà nước hỗ trợ tháng i = 0,22 x Chuẩn nghèo ku vực nông thôn tại tháng i x Tỷ lệ hỗ trợ của nhà nước tại tháng i

  1. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyên sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

  1. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội. Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần căn cứ vào thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội. _

2.4.7.4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Thời điểm tính hưởng BHXH một lần thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điễu 9 Nghị định 143/2018/NĐ-CP:

Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm chi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội. Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội đề tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần căn cứ vào thời điểm ghi trong Quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

2.4.8. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

2.4.6.1. Người lao động là công dân Việt Nam

– Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu (theo quy định tại Điều 54 – Điều kiện hưởng lương hưu và Điều 55 – Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động) hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần (theo quy định tại Điều 60 – Bảo hiểm xã hội một lần) của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

2.4.8.2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu (theo quy định tại Khoản 1 Điều 54 – Điều kiện hưởng lương hưu của Luật Bảo hiểm xã hội 2014) hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần (theo quy định tại Khoản 6 Điều 9 – Các trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần của Nghị định 143/2018/NĐ-CP) thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

2.4.9. Điều chỉnh Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội

2.4.9.1. Người lao động là công dân Việt Nam

Căn cứ vào Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định điều chỉnh Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

  1. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày O1 tháng 01 năm 2016.

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tại Khoản 2 Điều này.

  1. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức binh quân Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm = Tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng

a) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng binh quân năm và được xác định bằng biểu thức sau:

Mức diều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm t = Chỉ số giá tiêu dùng binh quân năm của năm liền kề kề trước năm người lao động hưởng BHXH tính theo gốc so sánh binh quân của năm 1994 bằng 100% : Chỉ số giá tiêu dùng binh quân năm của năm t tính theo gốc so sánh binh quân của năm 1994 bằng 100%

Trong đó:

– t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

– Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lây tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).

b) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của các năm trước năm 1995 được lấy bằng mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm 1994.

Hàng năm, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, trên cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều này và chỉ số giá tiêu dùng binh quân năm do Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố.

2.4.9.2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

Điều chỉnh Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ

2.4.10. Chế độ hưu trí đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

2.4.0. . Đối tượng áp dụng

– Điểm a Khoản 1 Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Chế độ hưu trí đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện như sau:

Có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì Điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưu hàng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ đối tượng là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (quy định tại điểm ¡ khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH);

2.4.10.2. Cách tính chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Điều 11 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định:

Chế độ hưu trí đôi với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Điều 71 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

  1. Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc.
  2. Người lao động có tông thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là nam đủ 60 tuổi và nữ đủ 55 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều này.
  3. Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức binh quân thu nhập và Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 4 Điều này.
  4. Mức binh quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được tính theo công thức sau:

Mức binh quân thu nhập và tiền lương tháng đóng BHXH = |Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện + (Mức binh quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc x Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc)|: (Tổng số tháng đóng BHXH tự nguyện + Tổng số tháng đón BHXH bắt buộc)

Trong đó:

– Mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này.

– Mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 79 của Luật Bảo hiểm xã hội.

  1. Người lao động có từ đủ 20 năm đóng báo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì:

a) Điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54, Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 6 của Nghị định này:

b) Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ đôi tượng quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.

6. Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính theo quy định tại Điều 58 của Luật Bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 0,5 tháng mức binh quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 4 Điều này.

7. Bảo hiểm xã hội một lần của người lao động được thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính trên cơ sở mức binh quân thu nhập và Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 4 Điều này.

2.5. Chế độ tử tuất

2.5.I. Trợ cấp mai táng

2.5.1.1. Các trường hợp hưởng trợ cấp mai táng

Trợ cấp mai táng được thực hiện đối với các đổi fượng và điều kiện theo quy định tại Điều 66 của Luật bảo hiểm xã hội và các khoản 2, 3 Điều 12 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP:

Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai đôi với người lao động chết thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên;

b) Người lao động có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên;

c) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng đã nghỉ việc.

Những trường hợp nêu trên bị Toà án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng.

2.5.1.2. Mức trợ cấp mai táng

Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở khi người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp mai táng phí

2.5.2. Trợ cấp tuất hằng tháng

2.5.2.1. Các trường hợp hướng trợ cấp tuất hằng tháng

– Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

  1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:

a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

b) Đang hưởng lương hưu;

c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.

  1. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuât hàng tháng, bao gồm:

a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chông dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

đ) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nêu đưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

  1. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
  2. Thời hạn đề nghị khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp tuất hàng tháng như sau:

a) Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày người tham gia bảo hiểm xã hội chết thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị;

b) Trong thời hạn 04 tháng trước hoặc sau thời điểm thân nhân quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hết thời hạn hưởng trợ cấp theo quy định thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị.

2.5.2.2. Mức trợ cấp tuất hằng tháng

– Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

  1. Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuật hàng   tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
  2. Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.
  3. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện kê từ tháng liên kề sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hướng trợ cấp tuất hàng tháng của con tính từ tháng con được sinh.

2.5.3. Trợ cấp tuất một lần

2.5.3.1. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần

Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo Điều 69 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:

  1. Người lao động chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này;
  2. Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này;
  3. Thân nhân thuộc điện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con đưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
  4. Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.

– Đối với Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghệ do cơ quan có thẩm quyên của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì frường hợp trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo điểm a, b Khoản 1 Điều 10 Nghị định 143/2018/NĐ-CP:

a) Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 69 của Luật bảo hiểm xã hội;

b) Trường hợp người lao động chết mà có thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng nhưng không cư trú ở Việt Nam thì được giải quyết trợ cập tuất một lần.

2.5.3.2. Mức trợ cấp tuất một lần

– Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

  1. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức binh quân Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cập tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật này.
  2. Mức trợ cấp tuất một lần đôi với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng: nêu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.
  3. Mức lương cơ sở dùng đề tính trợ cấp tuất một lần là mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết.

2.5.4. Chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Điểm b, c Khoản 1 Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Chế độ tử tuất đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện như sau:

– Có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp tuất hàng   tháng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc;

– Có từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp mai táng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2.5.5. Chế độ tử tuất đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghệ nghiệp hàng   tháng, trợ cấp tuất hàng   tháng

Điều 13 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định:

  1. Người đang hưởng lương hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà chết từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người đang hưởng lương hưu chết, đông thời thân nhân được nhận trợ cấp tuất hằng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần theo quy định tại Mục 5 Chương III của Luật bảo hiểm xã hộivà quy định tại Mục 3 Chương II của Nghị định này.
  2. Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà chết từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì:

a) Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động chết;

b) Thân nhân theo quy định tại Khoản 2 Điều 67 của Luật Bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định tại Điều 68 của Luật Bảo hiểm xã hội. Trường hợp không có thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hàng   tháng thì thân nhân được hướng trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng mức trợ cấp mất sức lao động hàng   tháng đang hưởng trước khi chết.

  1. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đã nghỉ việc mà chết từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người đang hưởng trợ cấp chết, đông thời thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau:

a) Đối với người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết thì thân nhân đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 67 của Luật Bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp tuất hàng   tháng:

b) Đối với trường hợp đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi chết không thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản này mà có thời ø1an tham gia bảo hiểm xã hội nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì thực hiện chế độ tử tuất đối với người đang báo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chết.

  1. Người vừa hưởng lương hưu vừa hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng khi chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất như người đang hưởng lương hưu chết.
  2. Thân nhân dưới 18 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 được tiếp tục hưởng trợ cấp tuất hằng tháng cho đến khi đủ 18 tuổi, trừ trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

2.5.6. Giải quyết trợ cấp tuất hằng tháng đổi với thân nhân là thành viên khác và trợ cấp tuất một lần

Điều 14 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định:

  1. Thân nhân là thành viên khác trong gia đình quy định tại Điêm d Khoản 2 Điều 7 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 18 tuổi được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng cho đến khi đủ 18 tuổi, không cân Điều kiện bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
  2. Trường hợp có nhiều thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất một lần thì các thân nhân phải có biên bản thống nhất cử người đại diện nhận trợ cấp.
Mục 2. Đối tượng tham gia và các chế độ được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc
1. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế  2008, được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014; Chương I Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn biện pháp thì hành một số Điều của luật bảo hiểm y tế.

Từ Điều I đến Điều 6 Chương I Nghị định số 146/2018/NĐ-CP? quy định chỉ tiết về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:

1.1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng

– Điều ] Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chỉ tiết:

  1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.
  2. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trân theo quy định của pháp luật.

1.2. Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng

– Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chỉ tiết:

  1. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
  2. Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng   tháng theo quy định của Chính phủ.
  3. Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành. |
  4. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.
  5. Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuÔi.
  6. Người đang hưởng trợ câp thất nghiệp.

1.3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng

– Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chỉ tiết:

  1. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.
  2. Người đã thôi hưởng trợ cấp mắt sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.
  3. Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
  4. Cựu chiến binh, gồm:

a) Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 150/2006/NĐ-CP), được sửa đổi, bố sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bố sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 157/2016/NĐ-CP).

b) Cựu chiến binh tham gia kháng chiến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh và tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số150/2006/NĐ-CP của Chính phủ, gồm:

– Quân nhân, công nhân viên quốc phòng đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đôi tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (sau đây gọi tắt là Quyết định số 62/2011/QĐ-TTE);

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu- chia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 chuyên ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (không được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TÌTE);

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tô quốc đã phục viên, nghỉ hưu hoặc chuyền ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

– Dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đâu, trực tiếp phục vụ chiến đâu sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg)

  1. Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc, gồm:

a) Người tham gia kháng chiến chỗng Mỹ cứu nước đã được hưởng trợ cấp theo một trong các văn bản sau:

– Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;

– Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;

– Quyết định số 142/2008/QĐ-TTEg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;

b) Người đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg nhưng không phải là cựu chiến binh tại khoản 4 Điều này:

c) Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chông Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng § năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chông Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương:

d) Thanh niên xung phong đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ vê chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng phí đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến và NÑ chị định số 112/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đôi với thanh niên xung phong cơ sở ở miễn Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 – 1975;

đ) Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chông Pháp, chông Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã được -hưởng trợ cấp theo Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chỗng Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tô quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.

  1. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.
  2. Trẻ em dưới 6 tuổi.
  3. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đôi tượng bảo trợ xã hội.
  4. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác, cụ thể:

a) Người thuộc hộ gia đình nghèo theo tiêu chí về thu nhập, người thuộc hộ nghèo đa chiều có thiếu hụt về bảo hiểm y tế quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ- TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 và các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bỗ sung hoặc thay thế chuân nghèo áp dụng cho từng giai đoạn;

b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

c) Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

đ) Người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

  1. Người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc họ gia đình có mức thu nhập binh quân đầu người hằng tháng thấp hơn mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ.
  2. Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chông, con của liệt sŸ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.
  3. Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại khoản 11 Điều này, gồm:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của các đôi tượng: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiên; thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

b) Con đẻ từ đủ 6 tuổi trở lên của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học không tự lực được trong sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt được hưởng trợ cấp hàng tháng.

13. Thân nhân của sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, người làm công tác cơ yêu hưởng lương như đôi với quân nhân, học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an, gồm:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chông: người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chông;

b) Vợ hoặc chồng:

c) Con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trên 6 tuổi đến đưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học phố thông.

14. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến ghép mô tạng.

15. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bông từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

16. Người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình, gồm:

a) Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

b) Người phục vụ thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

17. Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

1.4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng

– Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chỉ tiết:

  1. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
  2. Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Nghị định này.
  3. Học sinh, sinh viên.
  4. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung binh theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

1.5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

– Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chỉ tiết:

  1. Người có tên trong số hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
  2. Người có tên trong số tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2,3, 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.
  3. Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:

a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;

b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1,2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tẾ.

1.6. Nhóm do người sứ dụng lao động đóng

– Điều 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chỉ tiết:

  1. Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định này.
  2. Thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định này.
  3. Thân nhân của người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định này.
2. Mức hưởng, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

2.1. Phạm vi được hướng của người tham gia bảo hiểm y tế

Phạm vì được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế được quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, nội dụng như sau:

Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chỉ trả các chi phí sau đây:

a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;

b) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyên tuyến chuyên môn kỹ thuật.

2.2. Mức hướng bảo hiểm y tế từ ngày 01/12/2018

– Mức hưởng bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi Khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, nội dung như sau:

  1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm v1 được hưởng với mức hưởng như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, øg, h và ¡ khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hướng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chỉ trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này: trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm);

b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đôi với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyên;

d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này:

đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

  1. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyên lợi cao nhất.
  2. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chị phí điều trị nội trú;

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

  1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm V tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm V tẾ tại trạm V tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
  2. Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sông tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, Điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
  3. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quỹ bảo hiểm y tế chỉ trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.
  4. Chính phủ quy định cụ thể mức hưởng đối với việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các địa bàn giáp ranh; các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu và các trường hợp khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.

– Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế được quy định chi tiết tại Điều 14 Nghị đinh số 146/2018/NĐ-CP, nội dung như sau:

  1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm Vụ tế thì được quỹ bảo hiểm Vụ tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đôi tượng quy định tại các khoản 3,4,8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;

b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư V tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đôi với:

– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng O1 năm 1945;

– Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

– Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát;

– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ Š1 % trở lên;

– Trẻ em dưới 6 tuổi.

c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

đ) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;

đ) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiên cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

e) 05% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;

g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;

h) Người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyên trên chân đoán, chỉ định điều trị và chuyên về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại điểm a, b, đ, e và g khoản 1 Điều này.

  1. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyên lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hưởng cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này.
  2. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế, trừ các trường hợp sau: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm v1 chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  3. Người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này khi đến khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh.
  4. Trường hợp chuyển đổi mức hưởng bảo hiểm y tế thì mức hưởng bảo hiểm y tế mới được tính từ thời điểm thẻ bảo hiểm y tế mới có giá trị sử dụng.

2.3. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế

– Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều ] Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, nội dung như sau:

1. Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước Chi trả.

  1. Điều đưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
  2. Khám sức khỏe.
  3. Xét nghiệm, chân đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
  4. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhị hay của sản phụ. _
  5. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ .
  6. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.
  7. Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
  8. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.
  9. Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
  10. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thân.
  11. Tham gia thử nghiệm lầm sàng, nghiên cứu khoa học.

2.4. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

– Điều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP. quy định chỉ tiết về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, nội dung như sau:

  1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.
  2. Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh; trường hợp phải Điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại khoản Ì Điều 27 Nghị định này và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.
  3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đôi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đối thẻ bảo hiểm V tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyên tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đôi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.
  4. Người đã hiễn bộ phận cơ thê đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều này. Trường hợp phải Điều trị ngay sau khi hiến thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi lấy bộ phận cơ thể và người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định này và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.
  5. Trường hợp chuyên tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp giấy chuyền tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.

Trường hợp khám lại theo yêu câu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

  1. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này trước khi ra viện. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm thủ tục chuyên đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyên tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm cung cấp cho người bệnh khi ra viện các giấy tờ, chứng từ hợp lệ liên quan đến chi phí khám bệnh, chữa bệnh để người bệnh thanh toán trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định tại các Điều 28, 29 và 30 Nghị định này.

  1. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này và một trong các giấy tờ sau đây (bản chính hoặc bản chụp): giấy công tác, quyết định cử đi học, thẻ học sinh, sinh viên, giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú, giấy chuyên trường.
  2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan bảo hiểm xã hội không được quy định thêm thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm V tế ngoài các thủ tục quy định tại Điều này. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan bảo hiểm xã hội cần sao chụp thẻ bảo hiểm y tế, các giấy tờ liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh để phục vụ cho công tác quản lý thì phải tự sao chụp, không được yêu câu người bệnh sao chụp hoặc chi trả cho khoản chi phí này.
Mục 3. Đối tượng tham gia và các chế độ được hưởng khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Khoản 4 Điều 3 Luật việc làm 2013 định nghĩa: Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mắt việc làm, hỗ trợ Hgười lao động học nohề, duy trì việc làm, từn việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

1. Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

1.1. Đối tượng bất buộc tham gia bảo hiển thất nghiệp

– Điều 43 Luật việc làm 201377 quy định:

  1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhật định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

  1. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
  2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.

1.2. Thời hạn bắt đầu tham gia bảo hiểm thất nghiệp

– Khoản 1 Điều 44 Luật việc làm 2013 quy định:

Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.

1.3. Đóng bảo hiểm thất nghiệp

Khoản 1 Điều 4 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện:

Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ Tiền lương do người sử dụng lao động quyết định mà mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức tiền lương bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2015 trở đi.

1.4. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

– Điều 45 Luật việc làm 2013 quy định:

  1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tông các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thât nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thât nghiệp.
  2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thât nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
  3. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.

– Điều 12 Nghị định 28/2015/NĐ-CP”! quy định chỉ tiết về đóng bảo hiểm thất nghiệp, nội dụng như sau:

  1. Thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động là thời điểm đóng bảo hiệm xã hội bắt buộc.
  2. Người lao động đang đóng bảo hiểm thât nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:

a) Người lao động có tháng liền kê trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;

b) Người lao động có tháng liền kê trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.

3. Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.

1.5. Hưởng trợ cấp thất nghiệp

– Điều 46 Luật việc làm 2013 quy định:

  1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
  2. Trong thời hạn 20 ngày, kê từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thấm quyên ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.
  3. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kê từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Các chế độ được hưởng khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp

2.1. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động

2.1.1. Điều kiện được hỗ trợ

– Khoản 1 Điều 47 Luật việc làm 2013 quy định:

  1. Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bôi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đôi tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm để nghị hỗ trợ;

b) Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác buộc phải thay đôi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh;

c) Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động:

đ) Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Tại Điều 3 Chương II Nghị định 28/2015NĐ-CP quy định chỉ tiết về điều kiện được hỗ trợ như sau:

Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 47 Luật Việc làm khi có đủ các điều kiện sau:

  1. Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Việc làm liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến tháng liền trước của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động hoặc đến tháng của ngày đề nghị hỗ trợ kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động nếu người sử dụng lao động đã đóng bảo hiệm thất nghiệp của tháng đó.
  2. Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh và dẫn đến nguy cơ phải cắt giảm số lao động hiện có từ 30% hoặc từ 50 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng từ 300 lao động trở xuống và từ 100 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng trên 300 lao động, không kế lao động giao kết hợp đồng lao động với thời hạn dưới 03 tháng.

Những trường hợp được coi là bât khả kháng nêu trên, bao gồm: Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh làm thiệt hại một phần hoặc toàn bộ cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, nhà xưởng có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phó trực thuộc tỉnh nơi người sử dụng lao động bị thiệt hại.

  1. Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động được xác định thông qua báo cáo sản xuất, kinh doanh của năm trước thời điểm đề nghị hỗ trợ mà bị lỗ có xác nhận của cơ quan thuế.
  2. Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2.1.2. Thời gian được hỗ trợ

_ – Khoản 2 Điều 47 Luật việc làm 2013 quy định:

Thời gian hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để  duy trì việc làm cho người lao động theo phương án được phê duyệt và không quá 06 tháng.

2.1.3. Mức hỗ trợ

– Tại Điều 4 Chương II Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về mức hồ  trợ như sau:

  1. Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề tối đa 01 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 06 tháng.

Trường hợp khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là 1/2 tháng, từ đủ 15 ngày trở lên tính là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

  1. Đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề có mức chỉ phí cao hơn mức hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì phân vượt quá mức hỗ trợ do người sử dụng lao động tự chi trả.

– Tại Điều 15 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bôi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị đinh số 28/2015/NĐ-CP, nội dung hướng dẫn:

  1. Đối với trường hợp khóa đào tạo được thực hiện tại cơ sở dạy nghề thì mức hỗ trợ kinh phí cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm của người lao động được tính theo tháng, thời gian học thực tế, mức thu học phí của từng nghề hoặc từng khóa đào tạo nghẻ theo quy định của cơ sở dạy nghề – nhưng không quá mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
  2. Đối với trường hợp khóa đào tạo do người sử dụng lao động thực hiện thì mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cụ thể của người lao động được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa đào tạo nhưng không quá mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
  3. Đối với trường hợp khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì mức hỗ trợ được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là 1⁄2 tháng, từ đủ 15 ngày trở lên thì tính là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bôi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

2.2. Trợ cấp thất nghiệp

2.2.1. Điều kiện hướng

– Điều 49 Luật việc làm 2013 quy định:

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kế từ ngày nộp hỗ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

đ) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng:

e) Chết.

2.2.2. Thời gian hướng trợ cấp thất nghiệp

– Khoản 2 Điều 50 Luật việc làm 2013 quy định:

  1. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thât nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm một tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

2.2.3. Thời điển hướng trợ cấp thất nghiệp

– Khoản 3 Điều 50 Luật việc làm 2013 quy định:

  1. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kế từ ngày nộp đủ hồ sơ hướng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.

2.2.4. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

– Khoản 1 Điều 50 Luật việc làm 2013 quy định:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức binh quân Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tôi đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ Tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc..

– Khoàn 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng   tháng của người lao động được xác định như Sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng   tháng = Mức lương binh quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp x 60%

a) Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kê để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là binh quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

b) Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của người lao động tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ Tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2.3. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm

Điều 54 Luật việc làm 2013 quy định:

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà có nhu câu tìm kiếm việc làm được tư vẫn, giới thiệu việc làm miễn phí.

2.4. Hỗ trợ học nghề

2.4.1. Điều kiện được hỗ trợ học nghề

– Điều 55 Luật việc làm 2013 quy định:

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 49 của Luật này;
  2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

2.4.2. Thời gian hỗ trợ học nghề

Khoản 1 Điều 56 Luật việc làm 2013 quy định thời gian hỗ trợ học nghề theo thời gian học nghề thực tế nhưng không quá 06 tháng như sau:

Mục 4. Mức đóng và các khoản tính đóng, không tính đóng BHXH bắt buộc (BHXH, BHYT, BHTN) với người lao động từ năm 2019
  1. Mức đóng BHXH bất buộc (BHXH, BHYT, BHTN) với người lao động trong năm 2019

Căn cứ vào Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, Luật BHXH 2014, Luật việc làm 2019,Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Nghị định 44/2017/NĐ-CP, Nghị định 143/2018/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức đóng BHXH bắt buộc (đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất (HT); quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ); quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (LĐ); quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); quỹ bảo hiểm y tế (BHYT)) áp dụng trong năm 2019 được thực hiện theo bảng đưới đây:

1.1. Đối với người lao động Việt Nam

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT ÔĐ HT ÔĐ
14% 3% 0,5% 1% 3% 8% 1% 1.5%
21.5% 10.5%
Tổng cộng 32%

1.2. Đổi với người lao động Nước ngoài.

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT ÔĐ HT ÔĐ
3% 0,5% 3% 1.5%
6.5% 1.5%
Tổng cộng 8%
  1. Các khoản tính đóng và không tính đóng BHXH bất buộc năm 2019

Căn cứ vào Luật BHXH 2014; Nghị định 115⁄2015NĐ-CP hướng dẫn Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện vê hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định 05/2015NĐ- CP hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội ban hành; Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chị fiẾt và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH vê BHXH bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành; Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chỉ tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về BHXH bắt buộc cho người lao động là công đân nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Quyết định 595/QĐ-BHXH] ngày 14/4/2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp số bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế thì trong năm 2019 các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc và không tính đóng BHXH được thực hiện theo bảng sau:

Các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc Các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc
– Tiền lương;

– Phụ cấp chức vụ, chức danh;

– Phụ cấp trách nhiệm;

– Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

– Phụ cấp thầm niên;

– Phụ cấp khu vực;

– Phụ cấp lưu động;

– Phụ cấp thu hút;

– Các phụ cấp có tính chất tương tự;

– Các khoản bố sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thoả thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

– Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2012;

– Tiền thưởng sáng kiến;

– Tiền ăn giữa ca;

– Khoản hỗ trợ xăng xe;

– Khoản hỗ trợ điện thoại;

– Khoản hỗ trợ đi lại;

– Khoản hỗ trợ tiền nhà ở;

– Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ;

– Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ;

– Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết;

– Hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn; – Hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động;

– Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cả khó khăn khi bị tai nạn lao động;

– Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cả khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp;

– Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thà mục riêng trong hợp đồng lao động thec Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

 Dịch vụ luật sư

  & Zalo 091 321 8707

  luatbinhtam@gmail.com

Call Now Button