Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hai tội danh trong nhóm tội xâm phạm về sở hữu. Hai tội này ngày càng trở nên phổ biến và thường liên quan tới giao dịch dân sư, kinh doanh thương mại. Để chiếm đoạt tài sản, người phạm tội hai tội này dùng “trí lực” chứ không dùng vũ lực trong các tội chiếm đoạt tài sản có xâm pham đến quan hệ nhân thân khác như cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản…Chính vì vậy tài sản bị chiếm đoạt có thể rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng trong vụ án liên quan tín dụng ngân hàng.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 và Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018. Sau đây là phân tích sự khác nhau của hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản qua các dấu hiệu khách quan cấu thành tội phạm:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản |
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản |
|
Ý thức chiếm đoạt |
Ý thức chiếm đoạt có trước khi chuyển giao tài sản | Ý thức chiếm đoạt có sau khi chuyển giao tài sản |
Phương thức chiếm đoạt |
Bằng thủ đoạn gian dối | Bằng giao dịch hợp pháp |
Tội phạm hoàn thành |
Ngay khi có được tài sản | Khi cố tình không trả lại tài sản hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản |
Thiệt hại tài sản |
Từ hai triệu đồng trở lên, nếu dưới hai triệu đồng thì kèm theo điều kiện có các tình tiết định khung. | Từ bốn triệu đồng trở lên, nếu dưới bốn triệu đồng thì kèm theo điều kiện có các tình tiết định khung. |
Liên kết hữu ích: Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Hành vi chiếm đoạt trong tín dụng, vay mượn tài sản