Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại
Hiện nay, các tranh chấp trong lĩnh vực thương mại được giải quyết theo 4 phương thức: thương lượng, hòa giải thương mại, trọng tài thương mại và tòa án. Mỗi hình thức sẽ có những đặc điểm khác nhau tạo nên các ưu điểm và nhược điểm riêng của từng hình thức. Tùy vào tính chất, mức độ quan trọng của tranh chấp, đồng thời kết hợp với các ưu, nhược điểm và đặc điểm của từng hình thức giải quyết mà các bên có thể lựa chọn cách giải quyết sao cho phù hợp nhất đổi với trường hợp mà các bên đang gặp phải.
Bảng so sánh dưới đây giúp hiểu rõ và phân biệt dễ dàng hơn các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại:
Tiêu chí | Thương lượng | Hòa giải thương mại | Trọng tài thương mại | Tòa án |
Khái niệm | Các bên cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những mâu thuẫn mà không có sự tham gia, phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào | Các bên cùng nhau bàn bạc, dàn xếp với sự tham gia của một bên thứ 3 để hỗ trợ, thuyết phục các bên tìm cách giải quyết mâu thuẫn | Các bên giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài viên tại các Trung tâm trọng tài thương mại, trọng tài viên với tư cách độc lập sẽ ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành | Các bên giải quyết tranh chấp tại cơ quan mang quyền lực Nhà nước, phán quyết của Tòa án được bảo đảm thi hành |
Căn cứ pháp lý | Chưa có quy định | Nghị định 22/2017/NĐ-CP | Luật Trọng tài thương mại 2010 | Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 |
Đối tượng giải quyết tranh chấp | Các bên có tranh chấp với nhau | Thông qua người hòa giải là hòa giải viên | Thông qua người giải quyết là trọng tài viên | Thông qua người giải quyết là Thẩm phán |
Phạm vi giải quyết | Do các bên thỏa thuận | Do các bên thỏa thuận | Theo yêu cầu của bên khởi kiện | Theo yêu cầu của bên khởi kiện |
Nguyên tắc giải quyết | Tùy vào ý chí của các bên | Bí mật (trừ khi có thỏa thuận hoặc quy định khác) | Không công khai (trừ khi các bên có thỏa thuận) | Công khai vụ án (trừ các tranh chấp thuộc trường hợp không công khai theo quy định của pháp luật) |