Đòi nợ bằng khởi kiện dân sự hay tố giác tội phạm?

Luật sư tư vấn giải pháp đòi nợ đúng luậtNợ tiền cố tình không trả phải đòi bằng giải pháp nào có hiệu quả và đúng luật? 

Giải pháp thứ nhất: Nếu “con nợ” có dấu hiệu dùng “thủ đoạn gian dối” để nhận được tiền của bạn (từ 2 triệu đồng trở lên) thì giải pháp ưu tiên đầu tiên là tố giác họ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015 ra Công an cùng với yêu cầu buộc người phạm tội trả lại tài sản. 

Những dấu hiệu nhận diện đang phổ biến hiện nay sau đây là “thủ đoạn gian dối” để nhận được tiền cùng với hành vi cố tình không trả tiền (chiếm đoạt) cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

  1. Vay mượn tiền cá nhân để “làm ăn”, đưa ra những việc kinh doanh không có thật, những chứng từ giả mạo, hóa đơn giả mạo, giấy tờ giả mạo khác để tạo uy tín; hứa trả lãi suất cao đánh vào lòng tham để vay được tiền rồi trốn tránh không trả nợ. Hoặc nại ra việc khẩn cấp cần tiền (không có thật) đồng thời lợi dụng sự quen biết nể nang để vay mượn tiền rồi trốn tránh không trả;
  2. Chủ hụi (Họ, bêu, phường) lập danh sách khống hụi viên để hốt hụi, chiếm đoạt tiền của hụi viên khác hoặc bán hụi khống, tức không có hụi viên nhưng dùng nó “bán” cho người có nhu cầu mua hụi chót để lấy tiền;
  3. Nhận mình có khả năng giúp xin việc vào các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp để nhận “tiền xin việc” của người có nhu cầu nhưng không xin được việc, rồi trốn tránh không trả lại tiền;
  4. Nhận mình có khả năng xin vào học “trường chuyên lớp chọn”, trường công trái tuyến…để nhận tiền chạy trường cho con em người có nhu cầu nhưng không làm được rồi trốn tránh không trả lại tiền;
  5. Núp bóng danh nghĩa các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động hoặc dùng công ty “ma” sử dụng con dấu giả hoặc quảng bá xuất khẩu lao động sai với sự thật, dùng hình thức đi du lịch trong thời gian ngắn hoặc sử dụng visa, thẻ thuyền viên giả để đưa người lao động ra nước ngoài …để thu tiền của người lao động nhưng không làm được việc đưa người đi lao động làm việc ở nước ngoài hợp pháp rồi trốn tránh không trả lại tiền;
  6. Dụ dỗ đầu tư vào những kế hoạch không có thật, hứa sau khi đầu tư sẽ nhận được lợi nhuận rất cao và còn được hưởng lợi nhuận nếu mời người cùng tham gia hệ thống đầu tư theo kiểu đa cấp. Thực chất không hề có sự đầu tư nào mà chính là những nhà đầu tư trước sẽ nhận được lợi nhuận từ tiền của những nhà đầu tư sau;
  7. Rao mua bán trên mạng xã hội, trang thông tin điện tử, mạng viễn thông dụ dỗ người mua chuyển tiền rồi không giao hàng hoặc hàng giao không đúng như nội dung rao bán;
  8. Lợi dụng các trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử, mạng viễn thông dùng danh tính “ảo” đưa ra thông tin trúng thưởng không có thật rồi dụ dỗ để thu “phí nhận thưởng” hay giả danh những người có thẩm quyền, gọi đến nạn nhân thông báo nội dung liên quan đến tài chính của họ, từ đó đưa ra yêu cầu nạn nhân phải cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng hoặc chuyển tiền vào một tài khoản do đối tượng chỉ định;
  9. Dùng danh tính “ảo” đưa ra thông tin giả lợi dụng mạng xã hội để “lừa tình”, vay mượn, xin tiền rồi trốn tránh không trả lại tiền.

icon-hand-o-right Tố giác tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Giải pháp thứ hai: Nếu con nợ vay, mượn tiền ngay thẳng bằng hợp đồng nhưng dùng thủ đoạn gian dối, trốn tránh không trả nợ mặc dù có đủ khả năng trả hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì giải pháp để đòi nợ là tố giác họ phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ Luật hình sự 2015 ra Công an.

Việc tố cáo con nợ có hành vi lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mục đích để các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ có các biện pháp ngăn chặn, biện pháp tư pháp, các chế tài hình sự đặc biệt là hình phạt tù sẽ gây áp lực cho họ trả nợ. 

  Hành vi chiếm đoạt trong tín dụng, vay mượn tài sản

Giải pháp để đòi nợ cuối cùng: Là khởi kiện đòi tài sản ra Tòa án dân sự. Để đòi nợ hiệu quả, cần phải xác minh tài sản của con nợ và áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để chống lại hành vi tẩu tán tài sản và trốn tránh nghĩa vụ thi hành án như kê biên tài sản, cấm chuyển dịch tài sản, cấm thay đổi hiện trạng tài sản, phong tỏa tài khoản ngân hàng, cấm xuất cảnh…Cho dù thắng kiện thì việc thi hành án (buộc trả lại tiền) phụ thộc nhiều vào các biện pháp khẩn cấp tạm thời nêu trên và thiện chí trả nợ của con nợ.

YouTube video

 icon-hand-o-right Khởi kiện đòi nợ


 Dịch vụ luật sư

 Liên hệ: icon-phone-square Zalo 019 321 8707                     icon-envelope luatbinhtam@gmail.com


  Liên kết hữu ích:

 

Call Now Button