Bình luận tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ

Dấu hiệu pháp lý tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357 Bộ luật hình sự 2015)

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ phải đảm bảo các điều kiện cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, đối với tội lạm dụng quyền trong khi thi hành công vụ, chỉ những người sau đây mới có thể là chủ thể của tội phạm này:Trước hết, người phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ phải là người có chức vụ, quyền hạn, nếu không có chức vụ, quyền hạn thì không thể lạm quyền được. Người không có chức vụ, quyền hạn mà tự xưng là mình có chức vụ, quyền hạn thì đó là mạo danh, giả danh chứ không phải là lạm quyền. Người không có chức vụ, quyền hạn vẫn có thể trở thành chủ thể của tội này trong trường hợp đồng phạm với vai trò không phải người thực hành (ví dụ: người xúi giục).

Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ
Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ

 Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước.
Mặc dù tội phạm này gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, nhưng không vì thế mà cho rằng khách thể của tội phạm này là những thiệt hại thực tế xảy ra cho Nhà nước, của xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, mà những thiệt hại đó chỉ là hậu quả của hành vi phạm tội (dấu hiệu thuộc mặt khách quan).

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan:Trước hết, người phạm tội phải là người có hành vi lạm quyền. Lạm quyền trong khi thi hành công vụ là vượt quá quyền hạn của mình, tức là làm một việc ngoài phạm vi chức trách.
Nếu người phạm tội lạm quyền nhưng không phải trong khi thi hành công vụ thì không thuộc trường hợp quy định tại Điều 357 Bộ luật hình sự, mà tuỳ trường hợp mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng.
Hậu quả: Cũng như đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, hậu quả của tội lạm quyền trong khi người thi hành công vụ là dấu hiệu bắt buộc. Nếu hành vi lạm quyền chưa gây thiệt hại thì chưa cấu thành tội phạm này.Ngoài thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì còn có những hậu quả khác không phải lại dấu hiệu bắt buộc nhưng trong một số trường hợp nó là yếu tố định khung hình phạt như: hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó có những thiệt hại vật chất, có thiệt hại phi vật chất.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, người phạm tội thực hiện hành vi của mình là cố ý ( có cả cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp), tức là, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra.
Cũng như đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, động cơ phạm tội của người phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ là dấu hiệu bắt buộc. Điều này cũng được thể hiện ngay câu đầu tiên của điều văn: “Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác”. Nếu không xác định được động cơ của người phạm tội thì hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân chưa cấu thành tội phạm này.
Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác cũng tương tự đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thành công vụ chúng tôi đã giới thiệu ở trên.


 Dịch vụ luật sư  & Zalo 091 321 8707

  luatbinhtam@gmail.com

Liên kết hữu ích: Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật

Call Now Button