Bình luận tội đưa hối lộ

Bình luận tội đưa hối lộ (Điều 364 Bộ luật hình sự 2015)

Khách thể của tội phạm:

Tội đưa hối lộ xâm hại đến quan hệ xã hội bảo đảm cho uy tín và hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài Nhà nước. BLHS đã cấm việc đưa hối lộ đối với các chủ thể có chức vụ, quyền hạn của các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Không chỉ hoạt động thực hiện công vụ của người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực Nha nước mà cả hoạt động thực hiện nhiệm vụ của người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực Nhà nước mà cả hoạt động thực hiện nhiệm vụ của người có chức vụ, quyền hạn ở khu vực ngoài Nhà nước cũng như hoạt động đó của công chức nước ngoài hoặc công chức của tổ chức quốc tế công, đó là đối tượng tác động của tội phạm theo BLHS năm 2015.

Chủ thể của tội phạm:

Người phạm tội đưa hối lộ là bất kì người nào có năng lực TNHS và đạt tuổi luật định.

Mặt khách quan của tội phạm:

Tội đưa hối lộ đòi hỏi phải có hành vi đưa lợi ích một cách bất chính cho người có chức vụ, quyền hạn. Hành vi đưa của hối lộ có thể diễn ra trước hoặc sau khi người có chức vụ, quyền hạn làm theo yêu cầu của người đưa. Đối với trường hợp đưa của hối lộ sau khi người có chức vụ, quyền hạn làm theo yêu cầu của người đưa, giữa người nhận và người đưa phải có sự thõa thuận về của hối lộ và việc làm hoặc không làm vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa. Hành vi đưa của hối lộ có thể được thực hiện trực tiếp hoặc qua trung gian, của hối lộ có thể được thụ hưởng bởi chính người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác, tổ chức khác theo ý chí của người có chức vụ, quyền hạn.

Bình luận tội đưa hối lộ
Bình luận tội đưa hối lộ

Của hối lộ có thể là các lợi ích vật chất như tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc có thể là lợi ích phi vật chất như đã phân tích ở tội nhận hối lộ.

Người đưa hối lộ có thể được thực hiện dưới bất cứ hình thức nào như nấp dưới danh nghĩa; quà tặng, thăm hỏi, hiếu hỉ…

Hành vi đưa hối lộ chỉ cấu thành tội phạm khi của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2 triệu đồng trở lên. Đối với trường hợp đưa lợi ích phi vật chất, việc xác định giá trị của lợi ích không có tính bắt buộc.

Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.

Hình phạt:

Có 4 khung hình phạt như sau:

– Khung cơ bản có mức phạt là phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Khung tăng nặng có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được áp dụng trong trường hợp có một trong các tình tiết tăng nặng sau:

+ Phạm tội có tổ chức ;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

+ Dùng tài sản của nhà nước để đưa hối lộ;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

– Khung tăng nặng có mức phạt tù từ 07 năm đến 12 năm được áp dụng trong trường hợp của hối lộ trị giá 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng.

– Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm được áp dụng trong trường hợp của hối lộ trị giá 1 tỷ đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Những điều kiện xác định vô tội đối với hành vi đưa hối lộ và những điều kiện miễn TNHS đối với người phạm tội đưa hối lộ:

Quy định tại khoản 7 của điều luật “Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.” “Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.”. Đây là quy định đặc biệt ý nghĩa trong việc thực hiện chính sách hình sự đối với các tội phạm hối lộ.

Để bảo đảm chính sách hình sự khoan hồng đối với người do bị ép buộc phải đưa hối lộ thỏa mãn hai điều kiện:

– Việc đưa hối lộ không xuất phát từ ý muốn của người đưa mà do họ bị ép buộc. Nếu liên hệ thái độ chủ quan của người đưa hối lộ trong hoàn cảnh này với lý luận về lỗi trong luật hình sự Việt Nam thì có thể thấy người phạm tội có mức độ lỗi rất nhẹ.

– Người đưa hối lộ đã tự quyết định khai báo trước khi bị phát giác. Điều này có ý nghĩa là chủ thể đưa hối lộ đã tự quyết định khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi đưa hối lộ của mình cũng như về hành vi nhận hối lộ của người có chức vụ, quyền hạn mà không chịu bất kỳ một áp lực nào từ phía người khác.

Kết hợp hai điều kiện trên có thể thấy trường hợp đưa hối lộ này đã chứa đựng những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, vì vậy hành vi được xem là vô tội.


 Dịch vụ luật sư

  & Zalo 091 321 8707

  luatbinhtam@gmail.com

Liên kết hữu ích: Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật

Call Now Button