Bình luận tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật

Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật quy định tại Điều 157 Bộ luật hình sự 2015.

Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, được hiểu là hành vi thực hiện bắt, giữ hoặc tạm giam người không đúng với quy định của pháp luật.

Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

– Đối với bắt người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi khống chế người khác để tạm giữ hoặc tạm giam họ;

tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật
Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật

Việc khống chế này có thể dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác nhau như trói, còng tay… (sau đó thường là người bị hại bị dẫn về nơi nhất định để tạm giữ, tạm giam);

– Đối với giữ (tạm giữ) người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi không cho người bị bắt đi đâu vượt ra ngoài sự kiểm soát của người phạm tội trong một thòi gian ngắn (thường là dưới 24 giờ).

– Đối với giam (tạm giam) người trái pháp luật: Được thể hiện qua hành vi nhốt người bị bắt vào một nơi trong một thời gian nhất định (như nhốt ở trong nhà…).

– Dấu hiệu khác: Hành vi bắt giữ, hoặc giam ngưòi nêu trên phải trái với pháp luật, đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản. Dấu hiệu trái pháp luật được thể hiện qua các đặc điểm sau:

Người không có thẩm quyền nhưng lại thực hiện việc bắt, giữ, giam người khác.

Người có thẩm quyền trong việc bắt, giữ hoặc giam người nhưng thực hiện việc bắt, giữ, giam người không đúng quy định của pháp luật như: Không có lệnh bắt, hoặc khi có lệnh bắt nhưng không lập biên bản theo đúng quy định, tạm giam quá thời hạn hoặc bắt sai đối tượng cần bắt…

Ngoài ra, nếu việc bắt, giữ, giam người trái pháp luật mà có dùng vũ lực dẫn đến gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người bị hại thì người có hành vi nêu trên còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác.

Trường hợp bắt người trái pháp luật nhưng nhằm để chiếm đoạt tài sản thì hành vi này cấu thành tội khác mà không cấu thành tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.

– Mục đích của tội này không phải là dấu hiệu bắt buộc, nhưng nếu có tương ứng vói dấu hiệu cấu thành cơ bản của một tội khác, thì người có hành vi bắt, giữ, giam người trái pháp luật phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng đó.

– Trường hợp bắt, giữ, giam người trái pháp luật do thiếu trách nhiệm hoặc do trình độ nghiệp vụ non kém thì người có hành vi đó không phạm lỗi cố ý và không đủ yếu tố cấu thành tội phạm này.

– Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội có hành vi nhằm đến việc bắt, giữ, giam người trái pháp luật.

Khách thể

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền tự do thân thể của công dân được pháp luật bảo vệ.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Hình phạt

Mức hình phạt chung của ba tội này được chia thành ba khung, cụ thể như sau:

– Khung một (khoản 1)

Có mức hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

– Khung hai (khoản 2)

Có mức phạt tù từ một năm đến năm năm. Được áp dụng đối vôi một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Có tổ chức.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Hành vi này được hiểu là người có chức vụ, quyền hạn trong việc bắt, giữ hoặc giam người đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như một phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội.

+ Đối với người thi hành công vụ: Người thi hành công vụ là những người đang thực hiện các nhiệm vụ, công vụ của Nhà nước,

+ Phạm tội nhiều lần: Được hiểu là hành vi phạm tội này từ hai lần trở lên, mỗi lần phạm tội đều có đủ dấu hiệu cấu thành tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật và trong các lần phạm tội .đó chưa lần nào bị truy cứu trường hợp hình sự và cũng chưa hết thòi hiệu bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Đối với nhiều người: Được hiểu là việc thực hiện hành vi phạm tội đối vối từ hai người bị hại trở lên.

– Khung ba (khoản 3)

Có mức phạt tù từ ba năm đến mưòi năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng.

– Hình phạt bổ sung (khoản 4)

Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính như nêu trên, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.


 Dịch vụ luật sư

  & Zalo 091 321 8707

  luatbinhtam@gmail.com

Liên kết hữu ích: Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật

Call Now Button