Di chúc đất không sổ đỏ có hợp pháp không?

Hiện nay, nhà đất không có Sổ đỏ rất phổ biến. Trường hợp người sử dụng đất không có Sổ đỏ có được lập di chúc? Để trả lời vướng mắc này, Luật sư Luật Bình Tâm thông tin tới bạn đọc quy định về quyền lập di chúc khi không có Sổ đỏ.

Di chúc đất không sổ đỏ có được không?
Di chúc đất không sổ đỏ có người làm chứng

Trước tiên, thừa kế đất đai theo di chúc được pháp luật quy định:

Theo Bộ luật Dân sự năm 2015: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật; Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng (di chúc miệng chỉ được lập trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản; sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ).

Theo Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc bằng văn bản bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có công chứng; di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Theo những quy định trên, thì người sử dụng đất có quyền để lại quyền sử dụng đất của mình theo di chúc.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người sử dụng đất cũng thực hiện được việc để lại quyền sử dụng đất theo di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực (vì Luật Đất đai có quy định riêng).

Về điều kiện thực hiện quyền thừa kế đất đai, Khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này”.

Bên cạnh đó, tại điểm c khoản 3 Điều 167 còn quy định về việc công chứng, chứng thực văn bản thừa kế quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất: “Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự”.

Về điều kiện thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất, theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 người sử dụng đất được thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

– Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Khoản 1 Điều 168 luật đất đai quy định “…trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy, chỉ trong trường hợp để thừa kế theo di chúc bằng văn bản có công chứng, di chúc bằng văn bản có chứng thực thì di sản đất đai để lại yêu cầu phải có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ). Trong trường hợp đất không có Sổ đỏ thì người sử dụng đất vẫn có quyền để lại quyền sử dụng đất của mình theo di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

* Lưu ý: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì người để lại di sản phải tự viết và ký hoặc ký và điểm chỉ vào bản di chúc. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng yêu cầu ít nhất hai người làm chứng. Loại trừ những người sau không được làm chứng: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người để lại di sản; Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Mẫu di chúc có người làm chứng:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DI CHÚC

  • Căn cứ Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 do Quốc hội nước CNHXCN Việt Nam ban hành ngày 24/11/2015;
  • Căn cứ Luật [..];
  • Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác;
  • Căn cứ nhu cầu và tình hình thực tế.

          Hôm nay, ngày  [..] tháng[..] năm [..], tại địa chỉ: [ghi rõ địa chỉ], tôi là: 

Ông/Bà [..], sinh năm [..], mang CCCD/CMND/Hộ chiếu/CMSQ số [..] do [..] cấp ngày [..] tháng [..] năm [..]; đăng ký hộ khẩu thường trú tại: [..]

Số điện thoại: [..]

Địa chỉ email: [..]

XÉT RẰNG:

  • Tôi là chủ sử dụng, sở hữu tài sản là [..].
  • Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, tôi được quyền lập di chúc để thể hiện ý chí của mình, nhằm chuyển tài sản của tôi cho người khác sau khi tôi chết.

VÌ VẬY

Trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, tôi tự nguyện lập bản Di chúc này để định đoạt tài sản nói trên của tôi sau khi tôi qua đời.

Do tuổi đã cao nên tôi có nhờ người đánh máy lại toàn bộ nội dung Di chúc này.

Để đảm bảo tính khách quan và hợp pháp trong việc lập bản Di Chúc này, tôiđã tự lựa chọn và mời đến 02 người làm chứng là: Ông/Bà [..] và Ông/Bà [..].

  1.  Ông/Bà [..], sinh năm [..], mang CCCD/CMND/Hộ chiếu/CMSQ số [..] do [..] cấp ngày [..] tháng [..] năm [..]; đăng ký hộ khẩu thường trú tại: [..]
  2. Ông/Bà [..], sinh năm [..], mang CCCD/CMND/Hộ chiếu/CMSQ số [..] do [..] cấp ngày [..] tháng [..] năm [..]; đăng ký hộ khẩu thường trú tại: [..]

Ông/Bà [..] và Ông/Bà [..] là những người được quyền làm chứng hợp pháp cho tôi vì không thuộc những người thừa kế theo Di chúc này hoặc theo pháp luật của tôi, không phải là người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc và không phải người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Nội dung Di chúc:

Tôi là chủ sử dụng, sở hữu tài sản là [..].

Do tuổi đã cao, không biết sống được đến khi nào, nên tôi lập Di chúc quyết định để lại tài sản nói trên cho [..] với thông tin cụ thể như sau:

Ông/Bà [..], sinh năm [..], mang CCCD/CMND/Hộ chiếu/CMSQ số [..] do [..] cấp ngày [..] tháng [..] năm [..]; đăng ký hộ khẩu thường trú tại: [..].

Sau khi tôi qua đời, Ông/Bà [..] (là người được hưởng di sản theo di chúc đã nêu trên) được làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để đư­ợc di sản nói trên do tôi để lại.

Tôi mong muốn Ông/Bà [..] cùng những người khác trong gia đình phải tôn trọng và thực hiện phân chia di sản thừa kế theo ý nguyện của tôi; đồng thời mong muốn các con, các cháu đoàn kết, sống quây quần, xum vầy, hạnh phúc.

Gửi giữ và công bố Di chúc

Do tuổi cao sức yếu, nên ngay sau khi lập xong bản Di chúc này, tôi chỉ định Ông/Bà [..] có tên nêu trên là người giữ bản Di chúc cũng như công bố bản Di chúc này sau khi tôi qua đời. 

Bản Di chúc này là sự thể hiện chính xác về nội dung ý nguyện của tôi, do tôi tự nguyện lập trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị cưỡng ép hay bất kỳ một sự áp đặt, đe dọa, lừa dối nào.

Sau khi nhờ người đánh máy, hai người làm chứng đã đọc lại toàn bộ bản Di chúc này cho tôi nghe, tôi công nhận nội dung Di chúc hoàn toàn đúng, đầy đủ, chính xác với ý nguyện của tôi. tôi tự nguyện ký tên và điểm chỉ vào bản di chúc để làm bằng chứng.

Bản Di chúc này được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau, tôi trực tiếp giữ 01 (một) bản, 01 (một) bản còn lại Ông/Bà [..] được quyền giữ để công bố sau khi tôi qua đời.

Người lập di chúc

Người làm chứng

Chúng tôi: Ông/Bà [..] có tên nói trên, là những người làm chứng cho Ông/Bà [..]  trong việc lập bản Di chúc này. Chúng tôi đã cùng đọc lại toàn bộ nội dung của bản Di chúc cho ông Ông/Bà [..]  nghe. Ông/Bà [..]  khẳng định bản Di chúc đã thể hiện hoàn toàn đúng với ý nguyện của Ông/Bà [..]. Chúng tôi quan sát thấy Ông/Bà [..]  hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt và hoàn toàn tự nguyện khi ký tên và điểm chỉ vào bản Di chúc này.

Luật sư Huỳnh Thanh Tùng

 Dịch vụ luật sư

  & Zalo 091 321 8707

 luatbinhtam@gmail.com

Call Now Button