Mua bán đất nông nghiệp như thế nào?

Mua bán đất nông nghiệp như thế nào? là điều được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, do các quy định của Nhà nước thường xuyên được điều chỉnh nên không phải ai cũng nắm được những quy định ấy.

Mua bán đất nông nghiệp như thế nào?
Mua bán đất nông nghiệp như thế nào?

Nhằm giải đáp thắc mắc trên, Luật sư chia sẻ tới các bạn những quy định của pháp luật liên quan tới  điều kiện và trình tự thủ tục mua bán đất nông nghiệp:

Điều kiện để mua bán đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp cũng giống như các loại đất khác đều do Nhà nước thống nhất quản lý và do đó khi tiến hành mua bán, chuyển nhượng phải đáp ứng một số điều kiện mà các quy định chung đã đặt ra.

Căn cứ vào Luật Đất đai 2013, tại khoản  1 và khỏan 3 của điều 188, đất nông nghiệp chỉ có thể thực hiện mua bán, chuyển nhượng khi đáp ứng được:

  • Bên bán có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Đất nông nghiệp được bán phải là đất không có tranh chấp.
  • Đất không bị kê biên.
  • Đất nông nghiệp được chuyển nhượng khi vẫn còn thời hạn sử dụng theo quy định.
  • Việc mua bán đất được tiến hành đăng ký tại cơ quan quản lý về đất đai và thủ tục bán đất chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm đất mua bán được kê khai vào sổ địa chính.

Bên cạnh đó, căn cứ vào điều 191, tại khoản 3 và khoản 4 của luật này, đất nông nghiệp sẽ không được tiến hành mua bán nếu:

  • Cá nhân, hộ gia đình không sản xuất trực tiếp trên đất không được nhận chuyển nhượng, tặng quyền sử dụng đất lúa.
  • Trong khu vực rừng phòng hộ, trong các phân khu phục hồi tái sinh rừng đặc dụng…cá nhân, hộ gia đình cũng không được nhận chuyển nhượng hay cho tặng trừ trường hợp sinh sống tại khu vực đó.

Ngoài ra, luật cũng quy định hạn mức chuyển nhượng đất. Trong đó, đất trồng cây lâu năm không quá 30 ha đối với khu vực ĐBSCL và Đông Nam Bộ. Các khu vực khác 20 ha. Đối với đất trồng cây lâu năm thì ở đồng bằng không quá 100ha, ở miền núi không quá 300ha. Đối với đất rừng thì khu vực miền núi tối đa 300ha và khu vực đồng bằng khoảng 150ha.

Trình tự thủ tục mua bán đất nông nghiệp

Theo quy định tại điều 79, nghị định số 34/2014/NĐ-CP trình tự chuyển nhượng đất được quy định như sau:

Trước hết chuẩn bị Hồ sơ để làm thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:

– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng theo quy định.

– Dự thảo hợp đồng mua bán đất.

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản sao chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của bên mua và bên bán.

– Các giấy tờ liên quan tới việc mua bán khác.

Hai bên phải chuẩn bị đầy đủ 1 bộ hồ sơ với các giấy tờ trên sau đó nộp tại tổ chức công chứng để yêu cầu công chứng cho hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Sau khi ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người nhận quyền chuyển nhượng phải tiến hành nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường  cấp huyện với những giấy tờ sau:

  • Đơn xin đăng ký biến động quyền sử dụng đất.
  • Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng đất nông nghiệp có công chứng.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của hai bên mua và bán.
  • Tờ khai lệ phí trước bạ.
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân

Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ sau đó:

Gửi thông tin tới cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.

Xác nhận các nội dung biến động vào giấy chứng nhận theo quy định của Bộ tài nguyên và Môi trường.

Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, trao giấy chứng nhận cho người được nhận chuyển nhượng với thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.

Luật sư Huỳnh Thanh Tùng

 Dịch vụ luật sư

 ĐT & Zalo 091 321 8707

 luatbinhtam@gmail.com

Call Now Button