Cách khắc phục vốn điều lệ ảo

Cách khắc phục vốn điều lệ ảo:
Theo Quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, thời hạn góp đủ vốn điều lệ là 3 tháng = 90 ngày. Nếu thành viên góp vốn hoặc cổ đông sáng lập không góp đúng hạn số vốn đã đăng ký thì Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ trong thời hạn 60 ngày đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, 30 ngày đối với công ty TNHH một thành viên và công ty cổ phần. Trường hợp không đăng ký điều chỉnh trong hạn thì bị Phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng theo khoản 3 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Trên thực tế, rất nhiều Doanh nghiệp hiện nay đăng ký Vốn điều lệ lớn để thực hiện các mục đích kêu gọi đầu tư hoặc thể hiện năng lực tài chính với đối tác, nhưng vốn thực góp lại thấp hơn rất nhiều vốn điều lệ đã đăng ký (thường gọi là: Góp vốn ảo). Để giải quyết được vấn đề này, cần hợp lý hóa việc góp vốn tại sổ sách kế toán – tài chính của Doanh nghiệp, chứ không thể dừng ở việc đăng ký để đó mà không có thao tác nào xử lý sự chênh lệch bất hợp lý này.
Khắc phục góp vốn ảo
Hợp lý hóa việc góp vốn điều lệ ảo tại sổ sách kế toán

Khuyến nghị với bạn có thể cân nhắc sử dụng một trong hai cách khắc phục vốn điều lệ ảo sau:

Cách 1: Xem là vốn ảo thu 1 lần cho đủ hết số vốn góp theo trên giấy phép

Định khoản tại sổ kế toán: Nợ TK 111/ Có TK 411
  • Ưu điểm: Chúng ta phản ánh sổ sách vốn góp đủ, nhưng không phản ánh đúng thực tế cho công tác quản trị, không bị phạt do góp vốn thiếu.
  • Nhược điểm: Nếu tiền mặt, tiền gửi tồn nhiều trên sổ sách mà đi vay mua xe, hay khác….thì chi phí lãi vay 635 sẽ không được ghi nhận là chi phí hợp lý trừ khi có dự án đầu tư có nhu cầu vốn lưu động cao.

Cách 2: Theo dõi theo vốn góp thực tế

Phản ánh vốn góp đủ theo giấy phép
           Nợ TK 111/ Có TK 411
Phần còn thiếu: sẽ làm ảo cho cổ đông mượn lại, sếp mượn lại
           Nợ TK 1388/ Có TK 111
Và khi các thành viên góp vốn vào: hạch toán thu lại tiền cho mượn
           Nợ TK 1111.112/ Có TK 1388
  • Ưu điểm: Hợp lý hóa việc góp thiếu bằng cho mượn, không bị xử phạt hành chính theo luật.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý các trường hợp góp vốn bằng tiền mặt và trường hợp góp vốn phải thông qua chuyển khoản:

Thứ 1: Đối với pháp nhân

  • Công ty góp vốn vào công ty khác thì phải chuyển khoản;
  • Công ty cho công ty khác vay mượn tiền lẫn nhau phải bằng chứng từ ngân hàng;

Thứ 2: Đối với Cá nhân

  • Cá nhân góp vốn vào công ty bằng tiền mặt hay chứng từ ngân hàng đều được;
  • Cá nhân cho công ty vay thì bằng tiền mặt hay chứng từ ngân hàng đều được;
  • Công ty Cổ phần, TNHH, TNHH 1 TV, DNTN…thì cá nhân các thành viên công ty góp vốn vào công ty bằng tiền mặt hay bằng chứng từ ngân hàng đều được

Theo Diễn đàn Dân kế toán


 Dịch vụ luật sư

  & Zalo 091 321 8707

  luatbinhtam@gmail.com


Bài viết liên quan:

Call Now Button