Cấp lại giấy khai sinh bị mất

Tôi đang cần làm thủ tục khai nhận thừa kế của bố tôi nhưng tôi bị mất giấy khai sinh. Văn phòng công chứng yêu cầu tôi cung cấp giấy khai sinh để chứng minh mối quan hệ bố con với người để lại di sản, vậy tôi phải làm thế nào để xin cấp lại giấy khai sinh?

Dưới đây là nội dung tư vấn của luật sư:

Chào bạn!

Đối với vướng mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến tư vấn như sau:

Giấy khai sinh của bạn bị mất, bạn có thể đến UBND xã yêu cầu cấp bản sao khai sinh.

Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc thì cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc, thời điểm cấp bản sao có thể cùng hoặc sau thời điểm cấp bản chính theo yêu cầu của người đi khai sinh. Do vậy trong trường hợp của bạn, bạn xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, giấy tờ tùy thân khác (bản chính hoặc bản sao có chứng thực) cho người tiếp nhận ở UBND xã nơi trước đây bạn đăng ký khai sinh đang quản lý sổ gốc giấy khai sinh của bạn để yêu cầu cấp bản sao giấy khai sinh cho bạn (khoản 1 Điều 17 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).

Trong trường hợp cơ quan hộ tịch không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì bạn phải làm thủ tục yêu cầu đăng ký lại Giấy khai sinh đã bị mất. Thủ tục đăng ký lại Giấy khai sinh do bản gốc khai sinh đã bị mất và Sổ hộ tịch cũng không còn lưu được quy định tại Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký lại khai sinh bao gồm:

“a) Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;

b) Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó;

c) Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha – con, mẹ – con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý”

Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh theo quy định này được được hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau:

“Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP gồm:

1. Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ.

2. Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam.

3. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh:

a) Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

b) Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;

c) Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, hồ sơ học tập do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;

d) Giấy tờ khác có thông tin về họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân.

Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên (nếu có) và cam đoan về việc đã nộp đủ các giấy tờ mình có; chịu trách nhiệm, hệ quả của việc cam đoan không đúng sự thật theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

4. Trường hợp giấy tờ của người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có thông tin chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch có văn bản đề nghị cơ quan công an có thẩm quyền xác minh.

Trường hợp cơ quan công an trả lời không có thông tin thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho người yêu cầu đăng ký lại khai sinh lập văn bản cam đoan về thông tin của cha, mẹ theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này và xác định nội dung khai sinh theo văn bản cam đoan.”

Hồ sơ nộp tại: UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc UBND cấp xã nơi bạn hiện tại thường trú (nơi thường trú hiên tại khác với nơi đã đăng ký khai sinh) (khoản 1 Điều 25 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).

Ngoài ra, nếu bạn đăng ký hộ khẩu Hà Nội thì có thể xin cấp cấp bản sao trích lục giấy khai sinh trực tuyến được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Bạn đăng nhập vào địa chỉ egov.hanoi.gov.vn hoặc địa chỉ https://dichvucong.hanoi.gov.vn/dich-vu-truc-tuyen

Sau khi chọn “Đăng ký trực tuyến“, tiếp theo bạn chọn “nộp hồ sơ tại phường/xã/thị trấn” như giao diện dưới đây:cấp lại giấy khai sinh

Sau khi chọn “Nộp hồ sơ tại phường/xã/thị trấn“, các thủ tục thực hiện tại cơ quan này sẽ hiện ra. Bạn chọn mục “hộ tịch” như giao diện dưới đây.

cấp lại giấy khai sinh 2

Khi đó, các thủ tục có thể thực hiện đăng ký trực tuyến trong lĩnh vực hộ tịch sẽ hiện ra. Bạn chọn “Cấp bản sao trích lục khai sinh” ở mục 1.1 và ấn “thực hiện” để thực hiện thao tác trên tờ khai đăng ký cấp bản sao trích lục giấy khai sinh online.

Cấp lại giấy khai sinh 3

Bước 2: Điền thông tin theo mẫu Tờ khai cấp bản sao giấy khai sinh trực tuyến.

Dưới đây là mẫu cấp bản sao trích lục giấy khai sinh online. Bạn cần điền đầy đủ thông tin của mình theo yêu cầu. Với những trường thông tin có dấu * là trường bắt buộc nhập thông tin.

cấp lại giấy khai sinh 4

Sau khi điền đầy đủ thông tin vào tờ khai xin cấp bản sao trích lục khai sinh ở trên, bạn cần gửi đính kèm file ảnh giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú, văn bản ủy quyền, … để làm căn cứ cho Công chức tư pháp – hộ tịch xem xét về điều kiện cấp bản sao trích lục khai sinh.

Bước 3: Sau khi điền đầy đủ thông tin, bạn nhấn vào nút “Tiếp tục” để xem lại thông tin đã điền.

Bước 4: Sau khi đã kiểm tra thông tin và chính xác, bạn nhập mã xác nhận và nhấn vào nút “Gửi thông tin“.

Thông tin đăng ký trực tuyến thành công sẽ đi đến trang hướng dẫn các bước tiếp theo để hoàn tất hồ sơ. Thông tin đăng ký mà bạn cung cấp sẽ được gửi đến hộp thư điện tử mà bạn đã điền trong biểu mẫu.

Bạn có thể lưu lại mã hồ sơ để tra cứu tình trạng tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin cấp bản sao trích lục khai sinh. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có yêu cầu khác, bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết để bổ sung hoàn chỉnh thủ tục này.

Sau khi hoàn tất thủ tục cấp trích lục khai sinh online như trên, người có yêu cầu mang toàn bộ giấy tờ bản chính đến UBND xã/phường/thị trấn nơi để đối chiếu hồ sơ để được cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao trích lục giấy khai sinh.

Mong rằng nội dung tư vấn có thể giải đáp phần nào vướng mắc của bạn.

Luật sư: Huỳnh Thanh Tùng

 Dịch vụ luật sư

 & Zalo 091 321 8707/  093 467 0809

  luatbinhtam@gmail.com

Bạn có thể đặt câu hỏi tại đây sẽ được Luật sư giải đáp qua Email của bạn.

Call Now Button