QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 35. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

  Luật đất đai 2013

1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.

2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế – xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã.

3. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.

4. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu.

5. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.

6. Dân chủ và công khai.

7. Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.

8. Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

Điều 36. Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.

2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.

3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

4. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng.

5. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.

Điều 37. Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1. Kỳ quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) là 10 năm.

2. Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh là 05 năm. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.

Điều 38. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia

1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia bao gồm:

a) Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia; quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế – xã hội; chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực;

b) Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội;

c) Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện QHSDĐ cấp quốc gia kỳ trước;

d) Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực;

đ) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.

2. Nội dung QHSDĐ cấp quốc gia bao gồm:

a) Định hướng sử dụng đất 10 năm;

b) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất đối với nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng; trong đó xác định diện tích một số loại đất gồm đất trồng lúa, đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất quốc phòng, đất an ninh, đất khu công nghiệp, đất khu chế xuất, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế, đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất đô thị và đất bãi thải, xử lý chất thải;

c) Xác định diện tích các loại đất quy định tại điểm b khoản này của kỳ quy hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và vùng kinh tế – xã hội;

d) Lập bản đồ QHSDĐ cấp quốc gia và các vùng kinh tế – xã hội;

đ) Giải pháp thực hiện QHSDĐ.

3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia bao gồm:

a) QHSDĐ cấp quốc gia;

b) Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm và hàng năm của cả nước;

c) Nhu cầu sử dụng đất 05 năm của các ngành, lĩnh vực;

d) Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia kỳ trước;

đ) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

4. Nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia bao gồm:

a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia kỳ trước;

b) Xác định diện tích các loại đất quy định tại điểm b khoản 2 Điều này trong kỳ kế hoạch sử dụng đất 05 năm;

c) Kế hoạch sử dụng đất 05 năm cho từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và vùng kinh tế – xã hội;

d) Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

Điều 39. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh

1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:

a) QHSDĐ cấp quốc gia;

b) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của vùng kinh tế – xã hội, của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực;

c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

d) Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện QHSDĐ cấp tỉnh kỳ trước;

đ) Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp tỉnh;

e) Định mức sử dụng đất;

g) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.

2. Nội dung QHSDĐ cấp tỉnh bao gồm:

a) Định hướng sử dụng đất 10 năm;

b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong QHSDĐ cấp quốc gia và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất cấp tỉnh;

c) Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng;

d) Xác định diện tích các loại đất quy định tại điểm b khoản này đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;

đ) Lập bản đồ QHSDĐ cấp tỉnh;

e) Giải pháp thực hiện QHSDĐ.

3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:

a) Kế hoạch sử dụng đất 05 năm cấp quốc gia; QHSDĐ cấp tỉnh;

b) Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm và hàng năm của cấp tỉnh;

c) Nhu cầu sử dụng đất 05 năm của các ngành, lĩnh vực, của cấp tỉnh;

d) Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh kỳ trước;

đ) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

4. Nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:

a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh kỳ trước;

b) Xác định diện tích các loại đất quy định tại điểm b khoản 2 Điều này trong kỳ kế hoạch sử dụng đất theo từng năm và đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;

c) Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này trong kỳ kế hoạch sử dụng đất theo từng năm và đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;

d) Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án cấp quốc gia và cấp tỉnh sử dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này thực hiện trong kỳ kế hoạch sử dụng đất theo từng năm và đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;

Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khu đô thị, khu dân cư nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh;

đ) Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;

e) Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

Điều 40. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện

1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:

a) HSDĐ cấp tỉnh;

b) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của cấp tỉnh, cấp huyện;

c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

d) Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện QHSDĐ cấp huyện kỳ trước;

đ) Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp huyện, của cấp xã;

e) Định mức sử dụng đất;

g) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.

2. Nội dung QHSDĐ cấp huyện bao gồm:

a) Định hướng sử dụng đất 10 năm;

b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong QHSDĐ cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã;

c) Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn vị hành chính cấp xã;

d) Xác định diện tích các loại đất đã xác định tại điểm b khoản này đến từng đơn vị hành chính cấp xã;

đ) Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; đối với khu vực quy hoạch đất trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này thì thể hiện chi tiết đến từng đơn vị hành chính cấp xã;

e) Giải pháp thực hiện QHSDĐ.

3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện bao gồm:

a) Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;

b) QHSDĐ cấp huyện;

c) Nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, của các cấp;

d) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

4. Nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện bao gồm:

a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước;

b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện, cấp xã trong năm kế hoạch;

c) Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án sử dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.

Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh;

d) Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đối với các loại đất phải xin phép quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã;

đ) Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;

g) Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

5. Đối với quận đã có quy hoạch đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không lập QHSDĐnhưng phải lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm; trường hợp quy hoạch đô thị của quận không phù hợp với diện tích đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thì phải điều chỉnh quy hoạch đô thị cho phù hợp với QHSDĐ cấp tỉnh.

Điều 41. Quy hoạch, kế hoạch SDĐ quốc phòng, an ninh

Căn cứ lập quy hoạch SDĐ quốc phòng, an ninh bao gồm:
a) QHSDĐ cấp quốc gia;
b) Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia và quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế – xã hội;
c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội;
d) Hiện trạng SDĐ, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện QHSDĐ quốc phòng, an ninh kỳ trước;
đ) Nhu cầu SDĐ quốc phòng, an ninh;

e) Định mức SDĐ;
g) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc SDĐ.
Nội dung quy hoạch SDĐ quốc phòng, an ninh bao gồm:
a) Định hướng SDĐ quốc phòng, an ninh;
b) Xác định nhu cầu SDĐ quốc phòng, an ninh trong kỳ QHSDĐ phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia;
c) Xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh để giao lại cho địa phương quản lý, sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế – xã hội;
d) Giải pháp thực hiện QHSDĐ quốc phòng, an ninh.
Căn cứ lập kế hoạch SDĐ quốc phòng, an ninh bao gồm:
a) Kế hoạch SDĐ 05 năm cấp quốc gia, QHSDĐ quốc phòng, an ninh;
b) Nhu cầu SDĐ 05 năm quốc phòng, an ninh;
c) Kết quả thực hiện kế hoạch SDĐ quốc phòng, an ninh kỳ trước;
d) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch SDĐ quốc phòng, an ninh.
Nội dung kế hoạch SDĐ quốc phòng, an ninh bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch SDĐ quốc phòng, an ninh kỳ trước;
b) Xác định khu vực, diện tích đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh trong kỳ kế hoạch 05 năm và cụ thể đến từng năm;
c) Xác định cụ thể vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh bàn giao lại cho địa phương quản lý trong kỳ kế hoạch 05 năm;
d) Giải pháp thực hiện kế hoạch SDĐ quốc phòng, an ninh.
Điều 42. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ

Chính phủ tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì giúp Chính phủ trong việc lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp quốc gia.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp huyện.
Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ.

Bộ Quốc phòng tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ quốc phòng; Bộ Công an tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ an ninh.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 43. Lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch SDĐ

Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 42 của Luật này có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch SDĐ.
Hình thức, nội dung và thời gian lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch, kế hoạch SDĐ được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp quốc gia, cấp tỉnh được thực hiện thông qua hình thức công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch SDĐ trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp huyện được thực hiện thông qua hình thức tổ chức hội nghị, lấy ý kiến trực tiếp và công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch SDĐ trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Nội dung lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch, kế hoạch SDĐ gồm các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch SDĐ, các dự án công trình thực hiện trong kỳ quy hoạch, kế hoạch SDĐ;
c) Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch SDĐ là 30 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lấy ý kiến.
Cơ quan có trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch SDĐ quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xây dựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và hoàn thiện phương án quy hoạch, kế hoạch SDĐ trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch SDĐ.
Đối với quy hoạch, kế hoạch SDĐ quốc phòng, an ninh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 44. Thẩm định quy hoạch, kế hoạch SDĐ

Thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch SDĐ:
a) Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp quốc gia.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch SDĐ;

b) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch SDĐ quốc phòng, an ninh và quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp tỉnh.
Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch SDĐ;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp huyện.
Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch SDĐ.

Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch SDĐ các cấp có trách nhiệm thẩm định và gửi Thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch SDĐ đến cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ quy định tại Điều 42 của Luật này; cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ có trách nhiệm tiếp thu, giải trình theo nội dung thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch SDĐ.
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch SDĐ tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích SDĐ, đặc biệt là việc chuyển mục đích SDĐ trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

Nội dung thẩm định quy hoạch SDĐ bao gồm:
a) Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của việc lập QHSDĐ;
b) Mức độ phù hợp của phương án QHSDĐ với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia và địa phương; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực;
c) Hiệu quả kinh tế – xã hội, môi trường;
d) Tính khả thi của phương án QHSDĐ.
Nội dung thẩm định kế hoạch SDĐ bao gồm:
a) Mức độ phù hợp của kế hoạch SDĐ với QHSDĐ;
b) Mức độ phù hợp của kế hoạch SDĐ với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội;
c) Tính khả thi của kế hoạch SDĐ.
Kinh phí tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch SDĐ được xác định thành một mục riêng trong kinh phí lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ.
Điều 45. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch SDĐ

Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp quốc gia.
Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch SDĐ quốc phòng; quy hoạch, kế hoạch SDĐ an ninh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp huyện.
Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua QHSDĐ cấp huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật này trước khi phê duyệt kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện.

Điều 46. Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SDĐ

Việc điều chỉnh quy hoạch SDĐ chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia; quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế – xã hội mà sự điều chỉnh đó làm thay đổi cơ cấu SDĐ;
b) Do tác động của thiên tai, chiến tranh làm thay đổi mục đích, cơ cấu, vị trí, diện tích SDĐ;
c) Có sự điều chỉnh quy hoạch SDĐ của cấp trên trực tiếp làm ảnh hưởng tới quy hoạch SDĐ;
d) Có sự điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương.
Việc điều chỉnh kế hoạch SDĐ chỉ được thực hiện khi có sự điều chỉnh quy hoạch SDĐ hoặc có sự thay đổi về khả năng thực hiện kế hoạch SDĐ.
Nội dung điều chỉnh quy hoạch SDĐ là một phần của quy hoạch SDĐ đã được quyết định, phê duyệt. Nội dung điều chỉnh kế hoạch SDĐ là một phần của kế hoạch SDĐ đã được quyết định, phê duyệt.
Việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SDĐ thực hiện theo quy định tại các điều 42, 43, 44 và 48 của Luật này.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch SDĐ của cấp nào thì có thẩm quyền quyết định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SDĐ của cấp đó.
Điều 47. Tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ

Trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ, cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì việc lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ được thuê tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ.
Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức, cá nhân hoạt động tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ.
Điều 48. Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch SDĐ

Quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt phải được công bố công khai.
Trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch SDĐ được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp quốc gia tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp tỉnh tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp huyện tại trụ sở cơ quan, trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện và công bố công khai nội dung quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp huyện có liên quan đến xã, phường, thị trấn tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thời điểm, thời hạn công bố công khai quy hoạch, kế hoạch SDĐ theo quy định sau đây:
a) Việc công bố công khai được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt;
b) Việc công khai được thực hiện trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch SDĐ.
Điều 49. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ

Chính phủ tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu SDĐ cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trên cơ sở các chỉ tiêu SDĐ cấp quốc gia đã được Quốc hội quyết định.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ của địa phương.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ trên địa bàn cấp xã.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ quốc phòng, an ninh.

Trường hợp quy hoạch SDĐ đã được công bố mà chưa có kế hoạch SDĐ hàng năm cấp huyện thì người SDĐ được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người SDĐ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp đã có kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện thì người SDĐ trong khu vực phải chuyển mục đích SDĐ và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người SDĐ nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người SDĐ có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.

Diện tích đất ghi trong kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích SDĐ mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích SDĐ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch SDĐ phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch SDĐ.
Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch SDĐ không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người SDĐ không bị hạn chế về quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Khi kết thúc kỳ quy hoạch SDĐ mà các chỉ tiêu quy hoạch SDĐ chưa thực hiện hết thì vẫn được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch SDĐ kỳ tiếp theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ.
Điều 50. Báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ

Trách nhiệm báo cáo hàng năm về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ đến Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ đến Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ quốc phòng, an ninh đến Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện hàng năm về quy hoạch, kế hoạch SDĐ của cả nước để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm.
Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch SDĐ hàng năm đối với năm cuối của kế hoạch SDĐ kỳ đầu phải kèm theo báo cáo tổng hợp việc thực hiện cả kỳ kế hoạch SDĐ.
Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch SDĐ hàng năm đối với năm cuối của kỳ quy hoạch SDĐ phải kèm theo báo cáo tổng hợp việc thực hiện cả kế hoạch SDĐ kỳ cuối và báo cáo tổng hợp việc thực hiện cả kỳ quy hoạch SDĐ.

Điều 51. Giải quyết phát sinh về quy hoạch, kế hoạch SDĐ sau khi Luật này có hiệu lực thi hành

Đối với quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì phải rà soát, điều tra bổ sung để điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SDĐ cho phù hợp với quy định của Luật này khi lập kế hoạch SDĐ 05 năm (2016 – 2020).
Khi Luật này có hiệu lực thi hành mà quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp huyện chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền SDĐ, chuyển mục đích SDĐ căn cứ vào kế hoạch SDĐ cấp tỉnh và danh mục dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Việc phê duyệt quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp huyện phải hoàn thành chậm nhất 01 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.


 

Văn bản liên quan luật đất đai (Cổng thông tin CSDL văn bản pháp luật Trung ương)


 Dịch vụ luật sư

  & Zalo 091 321 8707

  luatbinhtam@gmail.com


  Liên kết hữu ích:

Call Now Button