Phân biệt tội bức tử với tội hành hạ người khác

Phân biệt tội bức tử và tội hành hạ người khác

Tội bức tử và tội hành hạ người khác đều là các tội danh mà các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến quyền được bảo hộ sức khỏe, tự do danh dự của người khác. Đều có hành vi khách quan là hành vi đối xử tàn ác, ức hiếp như thường xuyên đánh đập người lệ thuộc vào mình. Và là hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Cả hai tội danh này đều được  thực hiện bằng hình thức lỗi cố ý. Vì có nhiều điểm giống nhau nên khi hành vi được xác lập đôi khi sẽ khiến ta nhầm lẫn giữa hai tội danh này. Vậy làm sao để phân định hai loại tội phạm này.

Phân biệt tội bức tử với tộ hành hạ người khác
Bức tử hay hành hạ người khác

Điều 130 Bộ Luật hình sự 2015 về tội bức tử

  1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.

Điều 140 Bộ luật hình sự 2015 về tội hành hạ người khác

  1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi nạn nhân 11% trở lên

c) Đối với 02 người trở lên.

Điểm phân biệt tội bức tử với tội hành hạ người khác nằm ở quan hệ nhân quả và hậu quả của hành vi.

Tội bức tử:

+ Nguyên nhân dẫn đến việc nạn nhân tự sát là do hành vi của người phạm tội đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp ngược đãi hoặc làm nhục người đó.

+ Hành vi khách quan của tội bức tử phải dẫn đến hậu quả là người phạm tội tự sát, tức là, ,nạn nhân, có thể bằng nhiều phương pháp khác nhau, đã tự mình thực hiện việc tước đoạt tính mạng của chính mình như: thắt cổ, uống thuốc độc, nhảy xuống sông, đâm vào bụng, bắn vào đầu v.v…

+ Hành vi tự sát phải do chính nạn nhân thực hiện, trường hợp nạn nhân muốn chết nhưng lại không tự mình thực hiện hành vi mà nhờ người khác giúp thì không cấu thành tội phạm này

+ Hành vi tự sát không nhất thiết phải có hậu quả chết người

Tội hành hạ người khác

+ Không dẫn đến hậu quả nạn nhân tự sát

Ngoài ra, Nạn nhân của tội bức tử là những người lệ thuộc người phạm tội. Nạn nhân của tội làm nhục người khác là người lệ thuộc ngoài ông  bà cha mẹ con cháu, hoặc người có công nuôi dưỡng người phạm tôi.

Kết luận: Khi một người có hành vi đối xử tàn ác, làm nhục người lệ thuộc mình, căn cứ vào hậu quả xảy ra để xác định tội danh. Nếu hậu quả dẫn đến việc người lệ thuộc tự sát thì cấu thành tội bức tử.

Lưu ý:

+ Trường hợp nạn nhân muốn chết nhưng lại không tự mình thực hiện hành vi mà nhờ người khác giúp thì không cấu thành tội phạm này mà cấu thành này

+ Trường hợp có hành vi đối xử tàn ác đối với người lệ thuộc mình là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mà nạn nhân không tự sát thì cấu thành tội Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình, quy định tại Điều 185 Bộ luật hình sự 2015.


 Dịch vụ luật sư

  & Zalo 091 321 8707

  luatbinhtam@gmail.com

Liên kết hữu ích: Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật

Call Now Button