Bình luận tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Bình luận tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Điều luật này (Điều 178 Bộ luật hình sự 2015) quy định gồm 2 tội:

Tội hủy hoại tài sản.

Tội cố ý làm hư hỏng tài sản.

  1. Khái niệm

a) Hủy hoại tài sản được hiểu là hành vi làm cho tài sản bị hư hại đến mức mất hẳn giá trị hoặc giá trị sử dụng và không thể khôi phục lại được hoặc bị tiêu huỷ hoàn toàn.

b) Làm hư hỏng tài sản được hiểu là hành vi làm cho tài sản bị mất một phần hoặc giảm giá trị, giá trị sử dụng ở mức độ có thể khôi phục lại được.

2. Các yếu tố cấu thành Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản tại Bộ luật hình sự 2015

2.1. Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

a) Về hành vi. Có một trong các hành vi sau đây:

Có hành vi làm cho tài sản của người khác bị hư hỏng đến mức mất hẳn giá trị hoặc giá trị sử dụng hoặc bị tiêu huỷ hoàn toàn (Ví dụ: Đốt nhà của người khác làm nhà bị cháy rụi hoàn toàn).

Bình luận tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Bình luận tội hủy hoại hặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Hành vi nói trên được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.

Hành động: được thể hiện qua việc chủ động đốt, phá, cài thuốc bổ… làm cho cho tài sản bị hư hại hoặc tiêu huỷ.

Hành vi hành động: được thể hiện qua việc bỏ mặc cho tài sản rơi vào tình trạng bị hư hại hoặc bị tiêu huỷ (chẳng hạn lái xe đã bỏ xe nhưng không tắt máy để cho xe tự vận hành lao xuống vực trong tình trạng không người lái).

Lưu ý: Nói chung mặt khách quan của hai tội nêu trên có điểm cơ bản giống nhau về hành vi phạm tội và chỉ khác nhau ở mức độ thiệt hại gây ra của hành vi trái pháp luật mà thôi. Thiệt hại là cơ sở để xác định tội danh, chẳng hạn cùng một hành vi phạm tội như nhay nhưng nếu tài sản chỉ bị hư hại một phần thì cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản nhưng nếu bị tiêu huỷ hoàn toàn thì cấu thành tội huỷ hoại tài sản.

b) Dấu hiệu khác. Có một trong các dấu hiệu sau đây:

Giá trị tài sản bị thiệt hại (mức chung cho hai tội phạm nêu trên) phải từ hai triệu đồng trở lên.

Nếu thiệt hại dưới 2.000.000 đồng thì phải thuộc một trong các trường hợp sau:

Đã bị xử phạt hành chónh về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà con vi phạm.

Tuy nhiên cần lưu ý: Phải thuộc trường hợp chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt hành chính quy định tại Điều 71 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;

Gây ảnh hướng xấu đến an ninh, trật tự, an toà xã hội;

Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ (Ví dụ: Gia đình bị hại chỉ có một chiếc xe gắn máy duy nhất và dùng để hành nghề xe ôm tạo thu nhập cho gia đình);

Tài sản là di vật, cổ vật (tham khảo Điều 173).

Trong thực tiễn nhiều trường hợp khi bị tấn công gây thiệt hại tài sản cho người khác mà người bị thiệt hại có nhiều tàn sản bị gây thiệt hại nhưng chưa bị hư hỏng, có tài sản thì bị tiêu huỷ hoàn toàn, cũng có trường hợp nhiều tài sản mà giá trị tài sản bị thiệt hại lại khác nhau có tài sản giá trị thiệt hại ít hơn 2.000.000 đồng nhưng có tài sản lại có giá trị hơn 2.000.000 đồng. Theo chúng tôi nếu tổng cộng giá trị thiệt hại mà số thiệt hại do tài sản bị huỷ hoại hay thiệt hại do tài sản bị hư hỏng loại nào nhiều hơn thì truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh mà giá trị tài sản bị thiệt hại nhiều hơn.

Ví dụ 1: Một người đập phá tài sản của người khác, tổng thiệt hại xác định chung là 2.000.000 đồng, nhưng phần tài sản bị huỷ hoại là 1.600.000 đồng và phần tài sản bị hư hỏng là 400.000 đồng. Trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội huỷ hoại tài sản của người khác với thiệt hại xác định là 1.600.000 đồng.

Ví dụ 2: Một người đập phá tài sản của người khác, tổng thiệt hại xác định chung là 2.000.000 đồng, nhưng phần tài sản bị huỷ hoại là 150.000 đồng và phần tài sản bị hư hỏng là 1.850.000 đồng. Trường hợp này người phạm tội phạm chịu trách nhiệm hình sự về tôin cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác với mức thiệt hại xác định là 1.850.000 đồng.

2.2. Khách thể

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm vào quyền sở hữu tài sản của người khác (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

2.3. Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Tuy nhiên cần lưu ý nếu người phạm tội có mục đích, động cơ chống lại chính quyền nhân dân thì không cấu thành tội này mà cấu thành tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (quy định tài điều 114).

2.4. Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

  1. Về hình phạt

Mức phạt của tội này được chia thành 04 khung, cụ thể như sau:

a) Khung một (khoản 1).

Có mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cảnh cáo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

b) Khung hai (khoản 2).

Có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

c) Khung ba (khoản 3).

Có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

d) Khung bốn (khoản 4).

Có mức phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

  1. Hình phạt bổ sung

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 01 năm đến 05 năm.


 Dịch vụ luật sư

 & Zalo 091 321 8707

  luatbinhtam@gmail.com

Liên kết hữu ích: Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật

Call Now Button