Bình luận tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi

  1. Khái niệm tội Chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153 Bộ Luật hình sự 2015)

Chiếm đoạt người dưới 16 tuổi, được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi.

  1. Các yếu tố cấu thành tội phạm chiếm đoạt người dưới 16 tuổi.

2.1. Mặt khách quan.

Mặt khách quan của tội phạm này có một trong các dấu hiệu sau:

– Có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ người  dưới 16 tuổi.

Chiếm đoạt người dưới 16 tuổi
Chiếm đoạt người dưới 16 tuổi

– Có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi.

Lưu ý:

–  Dùng vũ lực (xem giải thích ở tội cướp tài sản).

– Đe dọa dùng vũ lực (xem giải thích ở tội cưỡng đoạt tài sản).

– Dùng thủ đoạn khác (xem giải thích ở tội cưỡng đoạt tài sản).

2.2. Khách thể.

– Hành vi nêu trên xâm phạm đến quan hệ về quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng và sống chung với cha mẹ, quyền được bảo vệ của người dưới 16 tuổi.

2.3. Mặt chủ quan.

– Người phạm tội thực hiện tội phạm tên với lỗi cố ý.

2.4. Chủ thể.

– Chủ thể của ba tội nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

  1. Về hình phạt

– Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 3 khung, cụ thể như sau:

a) Khung 1 (Khoản 1).

– Có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

b) Khung 2 (Khoản 2).

– Có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

c) Khung 3 ( Khoản 3).

– Có mức phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

  1. Hình phạt bổ sung

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhận nhiệm vụ, chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.


 Dịch vụ luật sư

  & Zalo 091 321 8707

  luatbinhtam@gmail.com

Liên kết hữu ích: Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật

Call Now Button