Nguyên tắc ly hôn, 6 điều để có cuộc ly hôn ngọt ngào.

Khi kết hôn, có bao giờ bạn nghĩ mình sẽ ly hôn với người bạn đời?  Tại lễ thành hôn, mọi người đều chúc cho các cặp uyên ương sống hạnh phúc bên nhau đến “đầu bạc răng long”. Nhưng cuộc sống hôn nhân là một hành trình trên con đường dài mà không ai nói hết được cho bạn phải đi như thế nào, rồi nếu những bước chân của bạn không còn đồng điệu với bạn đời thì một cái hố ngăn cách vợ chồng lớn dần cho đến khi hai người không thể đồng hành cùng nhau nữa. Vậy là việc ly hôn vẫn có thể xảy ra đối với bạn. Để vượt qua việc ly hôn, tiếp tục một cuộc sống cân bằng, hạnh phúc thì việc ly hôn của bạn nên là một quá trình hợp tác và tôn trọng lẫn nhau giữa hai bên. Các mối qua hệ đã có từ hôn nhân như con cái, họ hàng hai bên, bạn bè… không cần phải tan vỡ chỉ vì một cuộc hôn nhân tan vỡ. Tôi gọi đó là cuộc ly hôn ngọt ngào.  Dưới đây là 6 nguyên tắc ly hôn để có một cuộc ly hôn ngọt ngào:

Phải biết cắc chắn rằng bạn dã làm mọi thứ để cứu vãn cuộc hôn nhân

1. Nguyên tắc ly hôn thứ nhất: Chỉ ly hôn khi chắc chắn hôn nhân đã đi đến hồi kết.

Vẫn còn hy vọng? Điều đó phụ thuộc vào nguyên nhân ly hôn, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn đã làm mọi thứ có thể để cứu vãn cuộc hôn nhân của mình. Hãy tìm lời khuyên của bạn bè, đi gặp một chuyên gia tư vấn về hôn nhân hay nhờ một người khuyên giải người bên kia thay đổi. Hãy thử những cách mới để kết nối, hò hẹn và giao tiếp với bạn đời. Không có gì tệ hơn sự hối tiếc, và phải biết chắc rằng bạn đã làm mọi thứ có thể để cứu vãn cuộc hôn nhân.

Hãy nghĩ về những đứa trẻ…

2. Nguyên tắc ly hôn thứ hai: Cần sự cảm thông của các con khi ly hôn.

Con bạn sẽ phản ứng việc cha mẹ ly hôn vì điều chúng cần nhất một gia đình có cả cha lẫn mẹ, một ngôi nhà là tổ ấm. Chúng cảm thấy an toàn trong một gia đình cha mẹ hòa thuận. Sẽ tốt hơn cho trẻ em với cha mẹ không ly dị, dương nhiên rồi, nhưng chỉ với cha mẹ chung sống hạnh phúc. Cha mẹ sống hạnh phúc thì mới có nguồn hạnh phúc trao cho con. Ngược lại các con phải chứng kiến việc cha mẹ không tôn trọng, thương yêu nhau, cãi vã nhau hàng ngày thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chúng. Hãy cho các con biết việc ly hôn, giải thích về lý do, mục đích của việc ly hôn, đó là một trong những cuộc thảo luận quan trọng nhất mà bạn từng có với con bạn.

3. Nguyên tắc ly hôn thứ ba: Hãy “đóng cửa bảo nhautrước khi nhờ phán xử.

Bạn muốn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác khi ly hôn thì cần phải thương lượng với bạn đời để có được thỏa thuận ly hôn. Việc thỏa thuận ly hôn được gọi là thuận tình ly hôn. Đồng ý để buông bỏ một số thứ đi. Gác lại cái tôi mạnh mẽ để ủng hộ hợp tác, bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. Nếu không thương lượng được thì hòa giải (thẩm phán tổ chức hòa giải là thủ tục bắt buộc khi xin ly hôn) trước khi cần tòa phán xử. Luật sư, thẩm phán và người có uy tín nào đó sẽ làm trung gian để hoà giải. Nếu hòa giải thành công, hai bên sẽ cùng thắng – thắng. Hơn nữa, khi sự tranh chấp được hóa giải thì quan hệ hai bên sẽ được cải thiện, các mối quan hệ gia đình hai bên không bị tan vỡ.

4. Nguyên tắc ly hôn thứ tư: Không nói xấu về bên kia với các con.

Hãy cho các con hiểu lý do ly hôn là vì hai bên không còn hòa hợp, không nên là vì lỗi của bên kia. Không bao giờ nói bất cứ điều gì xấu về bạn đời và gia đình bên đó với bọn trẻ. Bởi vì nói xấu bên kia sẽ làm xấu đi những mối quan hệ với họ, ảnh hưởng tiêu cực đến tình cảm của con cái đối với cha mẹ ông bà của chúng.

Hết đêm trời lại sáng

 5. Nguyên tắc ly hôn thứ năm: Trong cái rủi sẽ có cái may.

Đừng nghĩ ly hôn là một thất bại. Nếu hôn nhân đã là một gánh nặng thì ly hôn đã giúp bạn rũ bỏ gánh nặng đó. Đây chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời bạn. Chắc chắn đây không phải là thời gian tốt nhất trong cuộc đời bạn, nhưng trong cái rủi sẽ có cái may, khi rũ bỏ gánh nặng, bạn sẽ ngẩng cao đầu bước vào một cuộc sống mới. Không có gì tồn tại mãi mãi vì hết đêm trời sẽ sáng.

6. Nguyên tắc ly hôn thứ sáu: Chấp nhận và thích nghi với cuộc sống mới

Cuộc sống xảy ra và không có gì phù hợp trong một khuôn mẫu, hãy làm quen việc thăm nom cấp dưỡng con chung của hai bên. Lên lịch thăm nuôi con cho hai bên. Hãy xem xét lại lịch khi những đứa trẻ lớn hơn và hỏi ý kiến của chúng khi đưa ra quyết định cuối cùng. Cả hai bên nên có mặt trong những dịp đặc biệt. Ngoài ra, tránh đưa bên thứ ba đến những dịp đặc biệt đó. Một người mới cuối cùng sẽ là một phần của bức tranh cuộc đời bạn và sẽ cần được đưa vào, nhưng không phải lúc này.

Lược dịch từ healthline.com

 Dịch vụ luật sư

  & Zalo 091 321 8707

 luatbinhtam@gmail.com


  Liên kết hữu ích:

Call Now Button