Lao động

Quan hệ giữa doanh nghiệp (người sử dụng lao động) và người lao động thường tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tranh chấp vì các bên có lợi ích đối lập. Vậy, khi nào thì lợi ích đối lập đó có khả năng trở thành mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp lao động? Khi xảy ra tranh chấp lao động thì nên đàm phán, hòa giải hay khởi kiện, cách thức đòi quyền lợi chính đáng của mình như thế nào? và v.v… Đây là những vấn đề mà người sử dụng lao động và người lao động thường lúng túng. Chính vì vậy, vai trò của luật sư rất quan trọng trong việc tư vấn, hướng dẫn, phân tích pháp lý cũng như đại diện cho khách hàng tham gia hòa giải tranh chấp lao động hoặc tham gia tố tụng tại phiên tòa nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. 

 icon-download Bộ Luật lao động


VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ  TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG 

1. Tư vấn quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp 

a. Quyền của các bên tranh chấp: 

– Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình tham gia quá trình giải quyết tranh chấp

– Rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp

– Yêu cầu thay người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp, nếu có lý do chính đáng cho rằng người đó không thể bảo đảm tính khách quan, công bằng trong việc giải quyết tranh chấp

b. Nghĩa vụ của các bên tranh chấp: 

Nghiêm chỉnh chấp hành các thoả thuận đã đạt được, biên bản hoà giải thành, quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động, bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Toà án nhân dân. 

2. Xác định căn cứ giải quyết tranh chấp

– Tư vấn thủ tục hòa giải tranh chấp lao động 

-Tư vấn quyền khởi kiện tranh chấp lao động

– Tư vấn thời hiệu khởi kiện vụ án lao động 

– Xác định căn cứ giải quyết tranh chấp lao động 

3. Hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ 

Thu thập chứng cứ là hoạt động quan trọng trong các vụ án lao động nhằm làm rõ các tình tiết của vụ án đó, xác lâp các căn cứ cần thiết khách quan trong việc đưa ra các đề xuất giải quyết đúng đắn vụ án lao động. 

Với kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, Luật sư  hướng dẫn khách hàng hoặc đại diện cho khách hàng tiến hành thu thập một cách chính xác và đầy đủ nhất các chứng cứ có liên quan tới vụ tranh chấp lao động để xác định yêu cầu của khách hàng hoặc phản đối yêu cầu của bên kia nhằm giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng, hiệu quả. 

4. Tham gia đàm phán, hòa giải trong vụ án lao động

– Đàm phán: Là bước đầu tiên trước khi các bên lựa chọn hoặc phải tham gia một phương thức mới để giải quyết vụ án lao động đó. Luật sư luôn luôn khuyến cáo các bên tranh chấp sử dụng trước các phương thức khác để tìm giải pháp cho tranh chấp cho vụ án lao động, giúp hai bên giữ được mối quan hệ tốt đẹp, đồng thời cũng tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc theo đuổi tranh tụng. 

– Hòa giải: Hòa giải là quá trình các bên trong vụ án lao động đưa tranh chấp lao động giữa họ ra trước người thứ ba trung lập để giải quyết. Người thứ ba trung lập đó căn cứ vào tình tiết của vụ việc và tình hình giữa các bên để giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận có thể chấp nhận được. Với kỹ năng chuyên sâu luật sư  có khả năng đưa ra giải pháp pháp lý tối ưu nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trong quá trình hòa giải với đối phương. 

5. Tư vấn trình tự, thủ tục khởi kiện vụ án lao động (trường hợp đàm phán, hòa giải không thành) 

Người lao động, tập thể lao động, người sử dụng lao động theo thủ tục do pháp luật quy định có quyền khởi kiện vụ án lao động để yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể lao động thì công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện. 

– Điều kiện khởi kiện vụ án lao động (trường hợp đối với người khởi kiện là người lao động hoặc là người sử dụng lao động)

– Những trường hợp cần hòa giải tại cơ sở là điều kiện bắt buộc trước khi tiến hành thủ tục khởi kiện tại tòa án 

– Trình tự, thủ tục khởi kiện 

– Hồ sơ khởi kiện vụ án lao động gồm: Đơn khởi kiện; Các tài liệu chứng minh sự kiện tranh chấp giữa các bên (Quyết định kỷ luật sa thải, (đối với các tranh chấp về kỷ luật lao động theo hình thức sa thải); Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động (đối với tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động); Bản cam kết về thời gian làm việc bắt buộc cho doanh nghiệp sau khi học (đối với tranh chấp về đòi bồi thường phí đào tạo); Biên bản hòa giải không thành (đối với tranh chấp lao động cá nhân bắt buộc phải qua hòa giải tại cơ sở); Quyết định giải quyết của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh (đối với tranh chấp lao động tập thể).

6. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trước tòa án 

Trong quan hệ lao động, người lao động luôn yếu thế hơn người sử dụng lao động. Và khi đứng trước tòa, người lao động vẫn rơi vào thế yếu hơn nhiều so với người lao động. Vì vậy, để người lao động lấy lại được vị trí thực sự bình đẳng với người sử dụng lao động trước pháp luật, luật sư chính là người giúp họ đạt được mục đích đó…

Tùy theo yêu cầu của khách hàng, luật sư có thể tham gia tố tụng tại tòa án với tư cách là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động hoặc người sử dụng lao động với những tác nghiệp chủ yếu sau:

– Luật sư tham gia tố tụng từ khi khởi kiện 

– Luật sư thể hiện quyền năng đề nghị thay đổi thẩm phán, hội thẩm, kiểm sát viên, thư ký Toà án, người giám định, người phiên dịch theo quy định của pháp luật 

– Cung cấp tài liệu, chứng cứ, đọc hồ sơ vụ án lao động, sao chép những điểm cần thiết trong hồ sơ vụ án 

– Tham dự hòa giải giữa các đương sự tại tòa 

– Luật sư tham gia phiên toà.


 Dịch vụ luật sư

  & Zalo 091 321 8707

  luatbinhtam@gmail.com

Call Now Button