Thủ tục khai nhận thừa kế

Khai nhận thừa kế

Thủ tục khai nhận thừa kế được pháp luật quy định như sau:

Chuẩn bị hồ sơ của người để lại di sản và người khai nhận thừa kế
  1. Giấy tờ xác định nhân thân: CMND, căn cước hoặc hộ chiếu của từng người; Hộ khẩu của từng người.
  2. Giấy tờ xác định thời điểm địa điểm mở thừa kế: Giấy chứng tử, trích lục khai tử, giấy báo tử, bản án tuyên bố người đã chết của người để lại di sản.
  3. Di chúc (nếu có)
  4. Giấy tờ chứng minh người thuộc diện thừa kế: Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của vợ/ chồng người để lại di sản; Giấy khai sinh, giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác thay thế chứng minh quan hệ của con cháu người để lại di sản; Văn bản từ chối di sản thừa kế (nếu có).
  5. Giấy tờ xác định di sản thừa kế: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, các loại giấy tờ khác về quyền sử dụng đất; Các loại giấy tờ đăng ký tài sản như đăng ký ô tô, xe máy, tàu biển…; Các loại giấy tờ có giá như sổ tiết kiệm, sao kê tài khoản ngân hàng, giấy chứng nhận cổ phần, trái phiếu…
  6. Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền (nếu tiến hành thủ tục thông qua người đại diện)

(Yêu cầu giấy tờ là bản chính kèm bản sao)

Làm biên bản họp gia đình

Họp gia đình để lấy ý kiến bằng văn bản của tất cả những người được quyền hưởng di sản thừa kế để thỏa thuận các nội dung:

  1. Di sản thừa kế là tài sản chung để mọi người cùng đứng tên làm thủ tục khai nhận di sản và cử người quản lý di sản nếu chưa muốn chia di sản;
  2. Chia đều di sản thừa kế theo luật;
  3. Chia di sản thừa kế theo thỏa thuận như: Để ra một phần bất động sản và cử người quản lý làm nơi thờ cúng chung, chia phần dựa trên nhu cầu, công sức đóng góp tạo lập di sản, công lao nuôi dưỡng người đã mất của các thành viên trong gia đình…
Làm thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế
  1. Trường hợp gia đình chỉ khai nhận mà không phân chia di sản thừa kế thì yêu cầu Công chứng viên soạn thảo và công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế. Theo đó, di sản thừa kế sẽ đăng ký là tài sản chung của tất cả mọi người trong hàng thừa kế (nếu thừa kế theo pháp luật), di sản thừa kế chia theo phần cho các diện thừa kế theo di chúc (nếu thừa kế theo di chúc).
  2. Trường hợp gia đình thỏa thuận chia ngay di sản thừa kế cho từng người thì yêu cầu Công chứng viên soạn thảo và công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
  3. Văn phòng công chứng lập Thông báo thừa kế và làm thủ tục niêm yết Thông báo thừa kế này trong 15 ngày tại UBND cấp phường, xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản và UBND phường, xã nơi có di sản.

     Dịch vụ luật sư

      & Zalo 091 321 8707

      luatbinhtam@gmail.com

    Liên kết hữu ích: Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật

Call Now Button