Bình luận tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản

Bình luận tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản

  1. Khái niệm

Vô ý gây thiệt hại đến tài sản (Điều 180 Bộ luật hình sự 2015) được hiểu là hành vi do cẩu thả hoặc vì quá tự tin gây thiệt hại về tài sản.

  1. Các yếu tố cấu thành tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản

2.1. Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

a) Về hành vi. Có hành vi gây thiệt hại đến tài sản của người khác. Được thể hiện như làm mất, làm hư hỏng tài sản… của người khác.

Ví dụ: Mượn xe gắn máy của người khác, không khóa xe để kẻ trộm lấy mất.

b) Về hậu quả. Thiệt hại dưới năm mươi triệu đồng thì người có hành vi gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm hình sự mà tùy theo đối tượng và trường hợp cụ thể họ chỉ chịu trách nhiệm dân sự, trách nhiệm vật chất, trách nhiệm kỷ luật hoặc bị xử phạt hành chính.

Bình luận tội vô ý làm thiệt hại tài sản
Bình luận tội vô ý làm thiệt hại tài sản

Việc xâm hại quyền sở hữu về tài sản của người khác quy định ở tội này là người không chiếm đoạt tài sản mà chỉ làm tài sản bị mất, hư hỏng.

Thiệt hại về tài sản phải là hậu quả trực tiếp từ hành vi vô ý của người phạm tội, nếu không xuất phát từ mối quan hệ nhân quả, thì không được tính để xác định hậu quả của tội này.

2.2. Khách thể

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác (xem giải thích tương tự tự ở tội cướp tài sản, trộm cắp tài sản).

2.3. Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố vô ý (vì cẩu thả hoặc quá tự tin).

2.4. Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

  1. Về hình phạt

Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 02 khung, cụ thể như sau:

a) Khung một (khoản 1)

Có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

b) Khung hai (khoản 2)

Có mức phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.


 Dịch vụ luật sư

 & Zalo 091 321 8707

  luatbinhtam@gmail.com

Liên kết hữu ích: Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật

Call Now Button